7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.2. Môi trường vi mô
a.Các đối thủ cạnh tranh
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng có nhiều các tập đoàn
đa ngành trong nước và các tập đoàn tài chính nước ngoài với năng lực tài chính dồi dào vẫn tiếp tục chiến lược thành lập Công ty bảo hiểm ở Việt Nam
đã tạo sức ép không nhỏ cho Công ty trong quá trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, những Công ty bảo hiểm lớn trong nước có các đối tác chiến lược nước ngoài
đang trong quá trình áp dụng mô hình tổ chức và quản lý mới, tiên tiến và theo chuẩn mực quốc tế nhằm tăng cường công tác quản lý kinh doanh, quản lý tài chính và gia tăng lợi nhuận. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ cho GIC trong giai đoạn hội nhập.Nhất là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.Điều này được thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp đua nhau giảm phí để cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhất là trong các nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thân tàu. Vấn đề hạ phí bảo hiểm, trả hoa hồng sai quy định, tăng chi phí hỗ trợ đại lý để giành giật “thượng đế”, lôi kéo nhân viên và đại lý đã và đang là vấn đề “nóng” của thị trường. Điều này cũng là một áp lực với Công ty bảo hiểm GIC trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh chính: trong 3 tháng đầu năm 2014, các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 1.370 tỷ đồng; chiếm thị phần 21,4%; tiếp đến là PJICO (1.363 tỷ đồng, chiếm thị
phần 21,3%); Bảo Minh (640 tỷ đồng, chiếm thị phần 10%), PVI ( 483,5 tỷ đổng chiếm thị phần 7%).
Đối thủ tiềm ẩn: Hiện nay đang có một số Công ty bảo hiểm của Anh như: Equity prohetion policy, Công ty của Nhật: Chiyoda, NRMA của Úc
đang muốn xâm nhập thị trường Việt Nam. Đây là các đối thủ tiềm ẩn đe dọa rất lớn tới các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
b. Khách hàng
Hiện tại khách hàng của Công ty các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu và chủ yếu là khách hàng trong địa bàn thành phốĐà Nẵng, khách hàng là đối tượng mà Công ty phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Nhu cầu mỗi khách hàng là khác nhau, nên Công ty phải thường xuyên theo dõi khách hàng và dự đoán những biến đổi về nhu cầu của họ.
Thị trường bảo hiểm đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, những biến đổi lớn về dân số, xã hội và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo Capgemini, ngành BHPNT đang chứng kiến những thay đổi về cả 3 chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị của ngành là (i) front-office, (ii) quản lý hợp đồng và khai thác bảo hiểm, và (iii) bồi thường. Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh BHPNT thay đổi trên nhiều khía cạnh (hoạt động, tăng trưởng, lợi nhuận…). Hiện nay khách hàng có xu hướng e ngại rủi ro hơn (risk averse), yêu cầu cao hơn về sự minh bạch và linh hoạt của sản phẩm, sự tương tác đa kênh từ doanh nghiệp bảo hiểm.Những thách thức về kinh tế trong những năm qua cũng đòi hỏi các DNBH đánh giá lại các ưu tiên chiến lược, đồng thời chủ động thay đổi, cải cách để nắm bắt những cơ hội phát triển mới. Đây cũng là cơ hội và thách thức để Công ty có thể gia tăng số lượng khách hàng tham gia vào các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty.