GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường hình ảnh điểm đén hội an đối với du khách nội địa (Trang 44)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

2.1.1. Quá trình hình thành

Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc.

Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thƣơng mại Đông - Tây, là một thƣơng cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thƣơng thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thƣờng đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá.

Từ thế kỷ II đến XIV, Hội An thuộc đất Champa, với tên gọi Lâm ấp Phố, là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thƣơng gia Ả Rập, Ba Tƣ, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thƣ tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng – Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hƣng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Những dấu tích nền tháp Chăm, giếng nƣớc Chăm và những pho tƣợng Chăm còn lại cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, Ðại Việt, Trung Ðông thế kỷ II-XIV đƣợc lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiềt từng có một Lâm Ấp Phố (thời Chăm Pa) trƣớc Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.

Do những biến động của lịch sử, trong khoảng thời gian vài thế kỷ, vùng đất này cũng đã bị lãng quên. Nhờ môi trƣờng sông nƣớc thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị – thƣơng cảng Hội An lại đƣợc tái sinh và phát triển thịnh vƣợng. Từ năm 1585 khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam (năm

1570) cùng con trai là chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở mang đất đai, phát triển kinh tế Đàng Trong thì Hội An trở thành một thƣơng cảng quốc tế sầm uất của cả nƣớc và cả khu vực Ðông Nam Á thời đó.Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhƣờng vai trò lịch sử của mình cho ” cảng thị cơ khí trẻ” ở Ðà Nẵng. Nhƣng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi đƣợc sự biến dạng của một thành thị trung – cận đại dƣới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.

Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 – 1975), hàng nghìn ngƣời dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nƣớc. Vào ngày 22/8/1998, Hội An đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lƣợng vũ trang nhân dân”. Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000. Hội An rất tự hào với danh hiệu cao quý “Di sản Văn hóa thế giới”. Trƣớc vinh dự lớn đó, Hội An đã, đang và sẽ vẫn là một quần thể kiến trúc cổ, một đô thị cổ của Việt Nam và thế giới.

Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích đƣợc phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nƣớc cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.

Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.

2.1.2. Một số di tích tiêu biểu của phố cổ Hội n

a. Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An

Nằm tiếp giáp đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai và đƣờng Trần Phú, Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến trúc do các thƣơng gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế

kỷ 16. Do ảnh hƣởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và đƣợc chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những ngƣời bạn từ xa đến) tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sƣờn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngƣỡng của ngƣời Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tƣợng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, ngƣời xƣa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức đƣợc chọn là biểu tƣợng của Hội An.

b. Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú, Hội An)

Là một trong những nhà cổ đƣợc đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ - Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn đƣợc bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung đƣợc phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những ngƣời thuộc tầng lớp thƣơng gia ở thƣơng cảng Hội An trƣớc đây. Toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, Hội An thực hiện. Đây là một trong những điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.

c. Nhà cổ Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học, Hội An)

Đƣợc xây dựng cách đây trên 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống - đặc trƣng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và đƣợc trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã đƣợc cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.

d. Nhà cổ Phùng Hưng (04 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An)

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hƣng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lƣu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trƣớc đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thƣơng nhân ở thƣơng cảng Hội An xƣa. Mặc dù cũng đƣợc thực hiện bằng chất liệu quý nhƣng nhà cổ Phùng Hƣng không trạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà đƣợc giữ thô một cách cố ý. Nhà cổ Phùng Hƣng đƣợc cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào tháng 6 năm 1993

Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú, Hội An)

e. Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu, Hội An)

Hội quán đƣợc Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tƣớng quân Mã Viện - vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển đƣợc thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo cùng những hoạ tiết, hƣơng án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

f. Hội quán Quảng Đông (17 Trần Phú, Hội An)

Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Với nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đƣờng bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều ngƣời tham gia.

g. Hội quán Ngũ Bang (64 Trần Phú, Hội An)

Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dƣơng Thƣơng hay Trung Hoa hội quán. Hội quán do các thƣơng khách ngƣời Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hƣơng để giúp nhau làm ăn buôn bán. Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.

h. Chùa Ông (24 Trần Phú, Hội An)

Chùa Ông đƣợc xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ vị tƣớng tài ba Quan Vân Trƣờng (một biểu tƣợng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngƣỡng của Quảng Nam xƣa, đồng thời cũng là nơi các thƣơng nhân thƣờng lƣu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.

i. Quan âm Phật tự Minh Hương (07 Nguyễn Huệ, Hội An)

Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm Phật tự Hƣơng có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lƣu giữ gần nhƣ nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chƣ vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thƣờng có rất nhiều ngƣời đến khẩn cầu.

k. Nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An)

nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của ngƣời Trung Hoa và ngƣời Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trƣng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc. Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan đƣợc nhiều du khách quan tâm.

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức theo quy trình sau:

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

- Loại biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số Alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Mô hình hoàn chỉnh

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Thống kê mô tả các thang đo trong mô hình

Báo cáo kết quả và đề xuất giải pháp Phân tích nhân tố khám phá EFA Nghiên cứu định lƣợng Thang đo chính thức

Nghiên cứu sơ bộ

Thang đo nháp

2.3. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

Nghiên cứu sơ bộ nhằm hiệu chỉnh các thang đo nƣớc ngoài và bổ sung các biến quan sát, xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả đi trƣớc tác giả đã tiến hành hoạt động hỏi ý kiến của 15 khách du lịch và hƣớng dẫn viên tại điểm đến du lịch Hội An thông qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp điều tra thử (phụ lục).

Dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp và điều tra thử, tác giả tổng hợp các ý kiến, câu trả lời lại để xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho nghiên cứu.

2.3.1. Các yếu tố đƣa vào nghiên cứu định lƣợng

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc, kết hợp với nghiên cứu định tính, thang đo sơ bộ cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 2.1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu

Nhân tố Thang đo Nguồn tham khảo

Hình ảnh nhận thức

Nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, di sản văn hóa, lịch sử

Echtner & Ritchie (1993), Hanzaee và Saeedi

(2011) Quang cảnh tham quan đẹp, hấp dẫn

Có bãi biển đẹp và sạch sẽ Khí hậu tốt

Có nhiều công trình, kiến trúc cổ kính

Nhiều món ăn ngon, hấp dẫn Sự sạch sẽ, ít ô nhiễm

Cơ sở hạ tầng phát triển

Nhân tố Thang đo Nguồn tham khảo Khu nghỉ dƣỡng chất lƣợng Sự ổn định chính trị Nhiều chỗ ở đảm bảo chất lƣợng Giá cả hàng hóa, dịch vụ hợp lý Hình ảnh độc đáo

Nhiều ngôi chùa cổ kính

Những nét đặc trƣng riêng của Hội

An (tác giả tìm hiểu đề xuất) Làng nghề truyền thống Chùa cầu Khu phố cổ đèn lồng Hát bài chòi Hội quán Hình ảnh tình cảm Các hoạt động du lịch

Echtner & Ritchie (1993), Hanzaee và Saeedi

(2011) Bầu không khí

Các địa điểm du lịch Tâm trạng khi đi du lịch

Dễ dàng giao tiếp với ngƣời dân địa phƣơng

Hình ảnh Điểm đến

Phong cảnh thiên nhiên

Echtner & Ritchie (1993), Hanzaee và Saeedi (2011) Môi trƣờng xã hội Cơ sở hạ tầng Bầu không khí du lịch Tài nguyên văn hóa Dịch vụ và chi phí

2.3.2. Phƣơng pháp sử dụng và cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Phƣơng pháp tác giả sử dụng nghiên cứu sơ bộ là phƣơng pháp phỏng vấn nhóm. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết và xây dựng thang đo

nháp, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và đặc biệt là tham khảo ý kiến giáo viên hƣớng dẫn. Tổng hợp danh sách thuộc tính có đƣợc ở phần phân tích lý thuyết, phân tích nội dung và tiến hành mời 15 ngƣời để phỏng vấn. Trong đó có 12 khách du lịch tại Hội An và 3 hƣớng dẫn viễn du lịch.

Công cụ sử dụng trong phỏng vấn nhóm là bản phỏng vấn sâu trong đó có câu hỏi từ các thang đo lƣờng dự kiến.

Nội dung của nghiên cứu sơ bộ là để kiểm tra độ phù hợp của thang đo và mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi. Kết quả mong muốn đạt đƣợc là thang đo và bảng câu hỏi hoàn thiện. Sau đó tác giả ghi nhận những yếu tố mới và những yếu tố cùng quan điểm mà luận văn đƣa ra. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong 2-3 giờ đồng hồ.

Kết thúc phỏng vấn sơ bộ, tác giả đã có đƣợc sự nhất trí cao về các tiêu chí và thống nhất đƣợc các nội dung bổ sung, sửa đổi.

Đây là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế thang đo chính phục vụ nghiên cứu định lƣợng của luận văn.

2.3.3. Công cụ nghiên cứu định tính

Công cụ sử dụng trong nghiên cứu định tính là kịch bản phỏng vấn chuyên sâu (phụ lục 1) bao gồm các câu hỏi mở để tìm thấy liên tƣởng tự do của du khách nội địa về điểm đến Hội An từ đó xác định hình ảnh nhận thức, hình ảnh độc đáo, hình ảnh tình cảm và hình ảnh tổng thể của Hội An. Một tập hợp các câu hỏi đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây về hình ảnh đƣợc khẳng định là hữu ích trong nghiên cứu hình ảnh điểm đến của Ritchie và Echtner (1991/2003) đã đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này.

Ngoài những câu hỏi mở tác giả còn phỏng vấn bảng câu hỏi dự thảo từ các nhân tố và thang đo lƣờng dựa trên đề xuất ở lý thuyết (phụ lục 2).

2.3.4. ết quả nghiên cứu định lƣợng sơ bộ và giải thích các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Sau khi tham khảo ý kiến 12 du khách và 3 hƣớng dẫn viên du lịch về các yếu tố thuộc thang đo và bảng câu hỏi, kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy, 15/15 đối tƣợng đƣợc mời phỏng vấn đều hiểu đƣợc nội dung của các phát biểu dùng để đo lƣờng từng khái niệm trong mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đo lường hình ảnh điểm đén hội an đối với du khách nội địa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)