7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Các cách tiếp cận đo lƣờng hình ảnh điểm đến du lịch
Fakeye và Crompton (1991) thực hiện nghiên cứu với điểm đến Lower Rio Grande Valley về hình ảnh điểm đến đƣợc tạo lập nhƣ thế nào trong tâm trí du khách. Nghiên cứu này đã xác định 5 nhân tố hình ảnh nhận thức bao gồm: (1) các yếu tố xã hội và thu hút; (2) những thú vị về tự nhiên và văn hoá; (3) cơ sở hạ tầng, vận chuyển và chỗ ở; (4) thức ăn và sự thân thiện của ngƣời dân; (5) quán bar và giải trí về đêm [10].
Hui và Wan (2003) thực hiện một nghiên cứu với khách du lịch đến điểm đến Singapore và xác định 8 lĩnh vực hình ảnh nhận thức bao gồm: (1) các tiện nghi và tiêu khiển; (2) thiên đƣờng ăn uống và mua sắm; (3) dân cƣ địa phƣơng và cuộc sống về đêm; (4) sự ổn định chính trị; (5) sự mạo hiểm và thời tiết; (6) văn hóa; (7) sự sạch sẽ và (8) sự thuận tiện và an toàn cá nhân [14].
Nghiên cứu của Hanzaee và Saeedi (2011) [16] tiếp cận hình ảnh điểm đến sau khi tổng hợp các nghiên cứu hình ảnh điểm đến đã đƣợc thực hiện. Theo ông hình ảnh tổng thể điểm là tập hợp của ba thuộc tính hình ảnh (hình ảnh nhận thức, hình ảnh độc đáo, hình ảnh tình cảm) và ý định hành vi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hình ảnh điểm đến bị ảnh hƣởng bởi những hình ảnh nhận thức, hình ảnh độc đáo, hình ảnh tình cảm. Với mô hình này, Hanzaee và Saeedi (2011) đã thực hiện một nghiên cứu tại thành phố Isfahan. Kết quả cho thấy hình ảnh điểm đến tạo nên một vai trò trung gian giữa ba thành phần hình ảnh và ý định hành vi. Thay vì bị ảnh hƣởng bởi các hình ảnh riêng biệt hành vi khách du lịch bị ảnh hƣởng bởi tổng số hiển thị của các điểm đến, đó là sự kết hợp của các thành phần hình ảnh nhận thức, hình ảnh độc đáo, hình ảnh tình cảm [16].