7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.6.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Về quy mô mẫu, nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua mẫu có độ lớn 235 mẫu. Quá trình thực hiện phỏng vấn đƣợc thực hiện tại Hội An, chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Về mặt xử lý dữ liệu, toàn bộ dữ liệu hồi đáp sau khi đƣợc làm sạch và đƣợc mã hóa dữ liệu, sau đó sẽ xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ cho việc đo lƣờng hình ảnh điểm đến Hội An đối với du khách nội địa. Quy trình này trải qua các bƣớc nhƣ sau:
- Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0.3. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phƣơng sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 0.5.
- Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng để loại các biến không hợp lệ. Các biến số có hệ số tƣơng quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ đƣợc chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally & Bernstein, 1994).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã trình bày những thông tin chung về điểm đến Hội An. Trong chƣơng 2 cũng trình bày phƣơng pháp thực hiện quá trình nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Quá trình này gồm hai bƣớc, đó là: Nghiên cứu sơ bộ với kỹ thuật phỏng vấn nhóm nhằm bổ sung và hiệu chỉnh các thang đo các biến trong mô hình, và nghiên cứu định lƣợng bằng cách thực hiện phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Sau đó, dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định các thang đo và sự phù hợp của mô hình lý thuyết.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU