6. Tổng quan tài liệu
3.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN E-MARKETING CỦA
3.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN E-MARKETING CỦA VITOURS VITOURS
3.1.1. Điều kiện môi trường
a. Số lượng người sử dụng và mức độ sử dụng internet của khách hàng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sử dụng internet. Ở các thành phố lớn, người dân sử dụng internet chiếm tỷ trọng 90%. Internet và các dịch vụ trên nền internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các cơ quan và doanh nghiệp cũng như bộ phân đông đảo người dân. Với tỉ lệ các ứng dụng Internet được sử dụng chiếm ưu thế là kết nối mạng xã hội, tìm kiếm thông tin và thư điện tử.
b. Tình hình ứng dụng E-Marketing của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các doanh nghiệp du lịch Việt nam có bộ phận E-marketing riêng
Nguồn: VNAT (2014)
lịch thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Chức năng ứng dụng website của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Nguồn: VNAT (2014)
c. Hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin : Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trường Internet Pando Networks (Mỹ), tốc độ kết nối Internet tại Việt Nam nằm trong nhóm nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.
d. Các công cụ giao dịch, thanh toán trên internet
Thanh toán là một trong những vấn đề gây nhiều e ngại nhất trong thương mại điện tử. Trong các giao dịch trực tuyến, việc thanh toán có thể được thực hiện qua công cụ thẻ tín dụng như Master Card, Visa Card, American Express. Việc thanh toán trực tuyến tại Việt Nam còn chưa phổ biến lắm vì tâm lí e ngại về độ an toàn. Hoạt động chiêu thị Giới thiệu sản phẩm dịch vụ Tương tác trực tuyến với khách hàng Đặt chỗ và thanh toán Liên kết với các website khác Ứng dụng khác
e. Hệ thống pháp lý cho môi trường kinh doanh trên mạng
Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/3/2006. Được xây dựng dựa trên cấu trúc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL về Thương Mại Điện Tử. Luật này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống pháp luật về các hoạt động giao dịch điện tử tại Việt Nam.
3.1.2. Khả năng vận dụng E-Marketing của Vitours
a. Quyết tâm của lãnh đạo và Công ty
Thực tế kinh doanh của công ty đang đặt ra những vấn đề như làm thế nào để tiếp cận với khách hay làm thế nào để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình ra với bạn bè thế giới với chi phí thấp nhất và đạt hiệu quả cao nhất khi mà Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới
Đồng thời, với những thách thức của sự phát triển không ngừng của xã hội, khi các phương tiện quảng cáo truyền thống như sách báo, tạp chí, tivi…không còn giữ được vai trò chủ đạo như trước nữa thì nhu cầu về một phương tiện quảng cáo mới là tất yếu. đặc biệt là Internet và những công cụ của nó đã giải quyết được những vấn đề bức xúc của các phương tiện marketing là thời gian ngắn và không gian rộng, hiệu quả cao và chi phí thấp, từ đó mở ra cho công ty cơ hội khai thác một hình thức quảng cáo tiếp thị mới đầy hiệu quả. Nhận thức tình hình, lãnh đạo công ty Vitours không đứng ngoài xu hướng thời cuộc này giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng qua hoạt động emarketing.
b. Cơ sở vật chất khai thác mạng của công ty
• Triển khai hệ thống phân giải tên miền DNS.
• Triển khai dịch vụ internet Web, Mail, FTP (truyền file).
• Xây dựng firewall kiểm soát thông tin trên mạng. Khai thác hiệu quả các kết nối mạng và tăng khả năng dự phòng, bảo mật cho hệ thống.
c. Điều kiện về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng tác động đến khả năng thương mại điện tử và marketing điện tử của một công ty . Hiện nay, đội ngũ lao động của Công ty Lữ hành Vitours với 95% đạt trình độ đại học và trên đại học. Đây là đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và linh hoạt trong công việc. Đội ngũ nhân viên trẻ nắm bắt công nghệ thông tin là một thế mạnh của công ty trong việc phát triển cũng như chinh phục thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiện công ty có 20 nhân viên phòng Marketing và 4 nhân viên chuyên về công nghệ thông tin .Chưa có bộ phận chuyên về marketing điện tử. Chỉ có 2 nhân viên phụ trách tư vấn dich vụ khách hàng. Số lượng này tuy không nhiều nhưng xét tới qui mô công ty và thời gian chuẩn bị cho việc phát triển mảng marketing điện tử của công ty thì có thể chấp nhận được.
Nguồn nhân lực cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ, được phân bổ và sử dụng hợp lý để phát huy hết năng lực làm việc và sáng tạo.
d. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Tất cả nhân viên đều có máy vi tính hoặc máy tính xách tay có kết nối internet để làm việc. Các thiết bị như: máy fax, máy in, máy photocopy, điện thoại… được trang bịđầy đủ.
Công ty cũng nên bắt đầu quan tâm và đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động marketing điện tử và thương mại điện tử. Hệ thống máy tính, mạng internet, trang web và các tài khoản mạng xã hội cần được nâng cấp và quản lý tốt hơn.
e. Ngân sách
Hiện nay ngân sách chi phục vụ cho mảng công nghệ thông tin và marketing điện tử chưa được hoạch định rõ. Công ty chỉ tiến hành chi ngân sách khi có nhu cầu. Do đó có thể dẫn đến khó khăn cho các bộ phận phụ trách trong quá trình. Quản lý cũng như đề ra chiến lược áp dụng marketing điện tử và ứng dụng thương mại điện tử.