6. Tổng quan tài liệu
3.5. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN CHO CHIẾN LƯỢC E-MARKETING
3.5.1. Các chi phí công nghệ
Chi phí này bao gồm chi phí phần cứng, phần mềm, truy cập internet, dịch vụ máy chủ, các tài liệu đào tạo và huấn luyện, một số site cho điều hành và chi phí duy trì bảo dưỡng
-Thiết kế website: website cần được thiết kế đồ họa, tạo ra các hiệu ứng và hình ảnh hấp dẫn.
- Các chi phí phát triển website khác: chi phí này không bao gồm các khoản chi phí công nghệ và các khoản tiền lương, nó bao gồm các khoản như mua tên miền chính, thuê tư để viết nội dung hoặc tiến hành các hoạt động thiết kế và phát triển website khác
- Truyền thông marketing: tất cả các chi phí quảng cáo, quan hệ công chúng và hoạt động xúc tiến cả trực tuyến và trực tiếp, những chi phí trực tiếp liên quan đến thiết kế đồ họa trang web để tăng lưu lượng truy cập và lôi kéo khách hàng ở lại và mua hàng được xếp vào nhóm chi phí cho truyền thông. Các khoản chi phí khác như tối ưu hóa công cụ tìm kiến SEO, chi phí trực tiếp trực tuyến, thuê danh sách thư điện tử, giải thưởng cho các cuộc tranh luận…
- Chi phí khác: những chi phí cho dự án điển hình, chi phí cho đi lại, điện thoại, in ấn, văn phòng phẩm đểđăng trên URL và các chi phí khác
3.5.2. Tham khảo cho việc thực hiện chiến lược trong 1 năm
Bảng 3.4. Tổng hợp ngân sách thực hiện chiến lược E-Marketing (trong 1 năm) Công cụ sử dụng Nội dung thực hiện Thời gian/ số lần thực hiện Tổng chi phí Truyền thông Marketing xã hội Chương trình “fan tích cực” trên fanpage 6 đợt khuyến mãi 100.000 vnd x 3 giải x6 lần= 1.800.000 vnd Tổ chức cuộc thi trên fanpage 1 đợt khuyến mãi 500.000 vnd x 3 giải = 1.500.000 vnd SEO 6 tháng 1.000.000 nvd x 6 tháng = 6.000.000 vnd Chi phí quảng cáo, viết bài marketing ở các trang mạng xã hội, forum 6 tháng 10.000.000 vnd/ tháng x6 tháng = 60.000.000nnd Mobile Marketing Khởi tạo Brand Name 1 lần 300.000 vnd Duy trì brandname Trong 1 năm 300.000 vnd
Phí gởi tin Mỗi tháng 1 lần 600 vnd x 4000 SMS x 12 lần = 28.800.000 vnd CRM – CSDL Khách hàng Phí tổ chức khảo sát, thu tập và quản lý cơ sở dữ liệu 12 tháng 10.000.0000vnd (tham khảo giá tại tuvancrm.net) Thanh toán trực tuyến Dịch vụ PayPal 2,5 % x tổng doanh thu trực tuyến Tổng cộng 12 tháng 108.700.000 vnd
3.6. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ RỦI RO RO
3.6.1. Quản lý rủi ro
Trong bất cứ kế hoạch nào, khi thực hiện đều tiềm ẩn những rủi ro gây ảnh hưởng tới tiến độ cũng như kết quả mong muốn đạt được. Do đó cần phải thường xuyên rà soát , đánh giá hiệu quả thực hiện , dự kiến trước những rủi ro có thể xảy ra một cách rõ ràng để xử lý ngay lập tức những rủi ro đó nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại xảy ra. Những rủi ro có thể gặp phải gồm:
• Biến động về thị trường, giá cả, pháp luật (quy định về quảng cáo, thuế, giấy phép....)
· Các mẫu thiết kế và bài viết không thực hiện đúng nội dung yêu cầu, chậm thời hạn.
• Không nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. -Kế hoạch dự phòng để quản lý rủi ro
·Dự trù trước những biến động của thị trường, giá cả để linh động thực hiện các hoạt động trong chương trình.
·Theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các bộ phận và các bên liên quan đểđảm bảo nội dung và tiến độ công việc được thực hiện đúng theo yêu cầu.
·Tạo mốt quan hệ hai chiều với khách hàng để có được phản hồi, cảm nhận của khách hàng về chương trình đang thực hiện để có sự thay đổi hợp lý nhằm tăng hiệu của của kế hoạch thực hiện.
3.6.2. Đánh giá
a. Những nội dung cần đánh giá, kiểm tra
Đểđánh giá chiến lược cần thực hiện những công việc cơ bản sau: - Xác định những nội dung phải kiểm tra.
- Đặt những tiêu chuẩn kiểm tra. - Đo lường kết quả thực hiện.
- So sánh kết quả thực hiện với tiêu chuẩn/mục tiêu đã đề ra. - Xác định nguyên nhân của những sai lệch.
- Tìm biện pháp khắc phục.
b. Xây dựng những tiêu chuẩn kiểm tra
- Kiểm tra, đánh giá những chiến lược đã được hoạch định.
- Kiểm tra, đánh giá khâu quản lý website nhằm thúc đẩy toàn bộ hệ thống hoàn thành các mục tiêu chiến lược.
- Kiểm tra, đánh giá khâu tác nghiệp nhằm xác định thành tích của các cá nhân, trong quá trình thực thi chiến lược
- Mỗi loại hình kiểm tra trên không phải là một công việc riêng biệt tách rời, mà trong thực tế giữa chúng có mối quan hệ với nhau.
c. Thực hiện đánh giá
Mục tiêu chiến lược của website trong ngắn hạn và dài hạn có thực hiện được không. Website có được người tiêu dùng đón nhận hay không. Kiểm tra các chi phí phát sinh:
- Các chi phí công nghệ - Thiết kế website - Tiền lương
- Các chi phí phát triển website khác - Truyền thông marketing
- Chi phí khác
Sau khi xác địnhnội dung kiểm tra, ta định ra tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá mỗi khía cạnh thành tích. Nếu không có tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá thì việc kiểm tra không thể thực hiện có hiệu quảđược.
Để đánh giá hiệu quả của chiến lược cần so sánh với mục tiêu truyền thông đã đưa ra ban đầu. Dựa trên 3 tiếu chí cơ bản:
- Phù hợp: Có phù hợp với nhu cầu thị trường và có được đón nhận hay không
- Khả thi: Kế hoach đặt ra có khả thi hay không. Điều này còn dựa vào kết quảđiều tra thị trường
- Thuận lợi: Có thuận lợi gì khi thực thi - Khó khăn: Có khó khăn gì về vốn nhân lực
Cụ thể, cần theo dõi các công cụ được sử dụng, xem xét, phân tích các tiêu chí riêng biệt cho từng công cụ như sau:
-SEO – Search Engine Optimization:
Vị trí website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google với từ khoá tương ứng. Ngoài ra còn cần các chỉ số phụ khác bao gồm:
• Từ khoá SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng • Lượng người truy cập từ Google về website ứng với từ khoá SEO. • Thứ hạng Alexa, thứ hạng (page rank) của trang website thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO.
• Số lượng và nguồn dẫn back link tới website.
-Email Marketing: Số lượng email gửi đi thành công và số lượng email được mở. Ngoài ra còn cần các chỉ số phụ khác bao gồm:
• Số lượng click vào link trong email • Số lượng người từ chối nhận email
• Số lượng email được chuyển tiếp cho người khác
-Social Media Marketing – Truyền thông mạng xã hội
Cần quan tâm đến các chỉ số: • Số bình luận (comment) • Số lượt xem topic
• Số comment tiêu cực
• Số comment của các thành viên uy tín
-Facebook FanPage
• Số lượng fan thu hút được trong thời gian triển khai
• Thuộc tính xã hội của fan: độ tuổi/giới tính/ngôn ngữ/địa lý • Tốc độ tăng fan (mỗi ngày tăng được bao nhiêu fan)
• Mức độ tương tác trên mỗi hoạt động của fanpage (post bạn đưa lên có bao nhiêu lượt view, bao nhiêu lượt comment)
• Số lượng/tỷ lệ thành viên tích cực (active user)
• Số lượng thành viên tham gia game/khảo sát/mua hàng… trên fanpage • Số lượng page views của fanpage
d. Phát huy và khắc phục
- So sánh kết quảđạt được với tiêu chuẩn đề ra
Việc so sánh kết quả đạt được với tiêu chuẩn đề ra giúp nâng cao chất lượng của khâu xác định mục tiêu, chỉ tiêu, đề ra tiêu chuẩn, và là cơ sở cho việc đề ra chỉ tiêu cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-Đánh giá theo các chỉ tiêu Marketing:
Tỷ lệ chi phí Marekting trên doanh số bán ra: Tỷ lệ chi phí cho lực lượng bán hàng/doanh số bán, quảng cáo/doanh số bán, nghiên cứu Marketing/doanh số bán, chi phí quản lý hành chính/ doanh số bán.
Tìm hiểu thái độ của khách hàng qua đó thu được các chỉ số quan trọng về chất, phản ánh sự phát triển khách hàng (Sử dụng một hệ thống cho khách hàng khiếu nại và góp ý, ghi chép sơ bộ về khách hàng, tiến hành khảo sát khách mua hàng…
- Phân tích hiệu qủa: trước hết nhằm kiểm tra hiệu quả của các lực lượng bán hàng, công tác quảng cáo, khuyến mãi, phân phối hàng.
- Chỉ số hiệu quả của lực lượng bán hàng bao gồm: số lần bán hàng trung bình trong một ngày, thời gian trung bình mỗi lần bán hàng, doanh số trung bình của mỗi lần bán, chi phí bình quân của mỗi lần bán hàng.
- Chỉ số hiệu quả của công tác quảng cáo bao gồm: chi phí bình quân tính trên 1000 khách hàng, chỉ tiêu về thái độ của khách hàng trướ và sau khi tiến hành quảng cáo, sốđơn hàng nhận được sau mỗi lần quảngcáo.
- Chỉ số hiệu quả khuyến mãi bao gồm: tỷ lệ % giá trị của các phiếu trúng thưởng và chi phí phát sinh so với doanh số bán ra.
- Chỉ số hiệu quả của công tác phân phối hàng hóa bao gồm: chi phí cho mỗi lần giao hàng cho khách hàng và số lần giao hàng trung bình trong một ngày.
- Thường xuyên rà soát để trả lời trả lời các câu hỏi sau:
+ Những tiêu chuẩn có phù hợp với những mục tiêu và chiến lược đề ra không?
+ Những mục tiêu và những tiêu chuẩn tương ứng còn phù hợp với tình hình hiện thời không ?
+ Những chiến lược để hoàn thành mục tiêu có còn thích hợp với tình hình hiện nay không?
+ Những biện pháp đang thực hiện có thích hợp để đạt tiêu chuẩn đề ra hay không?
KẾT LUẬN
Cho đến thời điểm này, sức mạnh và hiệu quả của marketing điện tử đã được chứng minh một cách rõ ràng. Tuy nhiên cũng không nên phủ nhận vai trò vốn có của các công cụ marketing truyền thống. Tất cả nên là một sự cộng hưởng lẫn nhau để phát huy sức mạnh và mang lại giá trị mong muốn cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Do đó, trong quá trình thực hiện chiến lược, công ty Lữ Hành Vitours nên thường xuyên đánh giá và lựa chọn để có thể lồng ghép các công cụ một cách hài hòa, nhằm tạo ra được một chiến lược tổng thể, thu hút và tác động tới đối tượng truyền thông một cách mạnh mẽ hơn., cần nên xem xét nhằm đưa ra các giải pháp để có thể kết hợp mảng marketing truyền thống và marketing điện tử một cách toàn diện và hiệu quả.
Luận văn đã phần nào đưa ra một chiến lược E-Marketing tổng thể dựa trên tình hình thực tế từ công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours. Trong quá trình thực hiện, vì giới hạn đề tài được giao cũng như sự eo hẹp trong thời gian thực hiện nên luận văn có thể còn hạn chế chưa phân tích toàn diện hết tất cả các yếu tố vĩ mô tác động lên hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các phân tích đã thực hiện là được dựa trên tình hình thực tế tại công ty, và những yếu tố tiên quyết nhất đểđưa ra chiến lược và kế hoạch hành động để có thể tin tưởng và triển khai được. Với hi vọng có thể giúp ích cho công ty Lữ hành Vitours cũng như cho các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nói chung có thể nghiên cứu để triển khai thực hiện. một hình thức Marketing mới với thời gian ngắn và không gian không hạn chế, hiệu quả cao và chi phí thấp với sức lan tỏa và tác động toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dave Chaffey. (2008), E - marketing Excellence. New York: Butterworth Heinem.
[2] John O’ Connor, E. G. (2004), Electronic marketing, Theory and Practice for the Twenty-first Century. New York: Prentice Hall. [3] Kotler, P., & Amstrong, G. (2012), Principles of Marketing. New York:
Pearson Prentice Hall.
[4] Philip Kotler, K. L. (2012), Marketing management, 14th ed. New York: Prentice Hall.
[5] Swapna, S. (2013), E-marketing strategy. International Journal of scientific research and management (IJSRM), Special Issue On e- Marketing Road Ahead Of India , 137-144.