6. Tổng quan tài liệu
3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG E-MARKETING
3.2.3. Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh
• Thương hiệu công ty VITOURS ngày càng có uy tín trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường khách du lịch nước ngoài. Công ty tham gia nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, gia nhập các Hiệp hội Du lịch quốc tế và khu vực trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (ASTA). Cho đến nay, đối với thị trường miền Trung, VITOURS là đơn vị lữ hành dẫn đầu về số lượng, chất lượng cũng như quy mô các đoàn khách.
• Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty đa số còn trẻ, được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ, năng động và nắm bắt nhanh nhạy các ứng dụng công nghệ thông tin.
• Có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống đối tác gửi khách với số lượng lớn trên toàn quốc.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là việc đầu tư cho hệ thống giao diên thương mại điện tử .
b. Điểm yếu
·Hoạt động Emarketing còn yếu, chưa có sựđầu tư đúng tầm, đặc biệt là thiếu một bộ phận chuyên về E-marketing.
·Do đặc thù liên tục phát triển cũng như liên tục cập nhật của ngành CNTT, Vitours cũng đối mặt với một số thử thách khi áp dụng CNTT trong quản lý và điều hành du lịch. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cấp và phát triển CNTT cho du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng. Ngoài ra, các ứng dụng CNTT, đặc biệt các ứng dụng trực tuyến cần người quản trị có kiến thức về CNTT và mạng Internet, do đó công ty cần đầu tư kinh phí và nguồn lực vào đạo tạo người quản trịứng dụng.
·Những vấn đề còn tồn tại thông qua giao dịch trên internet thường là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, xâm phạm tự do cá nhân trên mạng như spam, tiết lộ thông tin … đã tạo ra sự e dè đối mới người tiêu dùng muốn tham gia thương mại điện tử.
Bảng 3.1. Phân tích SWOT PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh – S · Thương hiệu Vitours. · Nguồn khách lớn và không ngừng tăng trưởng. · Đội ngũ nhân viên nắm bắt công nghệ thông tin. Điểm yếu – W · Hoạt động Emarketing còn yếu. Thiếu bộ phận chuyên về E-marketing.
Cơ hội – O
O1 – Công nghệ thông tin - truyền thông phát triển
O2 –Khách hàng tiếp cận nhiều với môi trường intrenet
Chiến lược S/O:
· Khai thác thế mạnh về thương hiệu Vitours, thế mạnh về quan hệ kinh doanh và nguồn lực tập trung phát triển hoạt động e-marketing để nâng cao chất lượng dịch vụ
Chiến lược W/O:
· Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại. · Hình thành nhóm phụ trách hoạt động e-marketing trực thuộc ban giám đốc.
Thách thức – T
T1 - Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, xâm phạm tự do cá nhân trên mạng như spam, tiết lộ thông tin … đã tạo ra sự e dè đối mới người tiêu dùng muốn tham gia thương mại điện tử. T2 - Đặc thù liên tục phát triển cũng như liên tục cập nhật của ngành CNTT gây khó khăn trong quản lý và điều hành du lịch Chiến lược S/T: · Công ty cần đầu tư kinh phí và nguồn lực vào đạo tạo nhân viên quản trị ứng dụng, an ninh mạng · Tổ chức phòng ban chuyên về quản lý quan hệ đối tác trực tuyến; Chiến lược W/T: · Tăng mật độ xuất hiện của thương hiệu thông qua các công cụ tìm kiếm từ internet · Quan hệ cộng đồng qua các bài viết có bình luận, phản hồi.