Đánh giá hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty TNHH MTV OXALIS quảng bình (Trang 44)

6. Kết cấu luận văn

2.1.4.Đánh giá hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh công ty có bước thay đổi quan trọng khi quy mô kinh doanh của công ty mở rộng, lợi nhuận gia tăng. Đã từng bước nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng của dịch vụ cung cấp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán năm 2014

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013

TÀI SẢN 25,131,553,430 15,789,532,998

A. Tài sản ngắn hạn 16,863,407,998 13,259,944,425

Tiền 2,252,465,526 12,795,840,268

Đầu tư ngắn hạn 1,500,000,000 -

Phải thu khách hàng 131,629,988 56,046,644

Phải trả trước cho người bán 413,530,284 161,236,901 Các khoản phải thu khác 11,000,000,000 -

Hàng tồn kho 500,575,927 86,302,000

Tài sản ngắn hạn khác 1,065,206,273 160,518,612

B. Tài sản dài hạn 8,268,145,432 2,529,588,573

Tài sản cố định hữu hình 7,912,049,002 1,747,208,348

Chi phí xây dựng dở dang 75,789,769 626,917,861

Tài sản dài hạn khác 280,306,661 155,462,364

NGUỒN VỐN 25,131,553,430 15,789,532,998

A. Nợ phải trả 21,911,207,163 3,840,563,853

Phải trả người bán 477,359,022 122,125,143

Người mua trả tiền trước 20,431,342,856 3,331,377,071

Thuế và các khoản phải nộp nhà

nước 515,297,951 85,347,517

Các khoản phải trả khác 342,783,334 12,834,122

Vay và nợ dài hạn 144,424,000 288,880,000

B Vốn chủ sở hữu 3,220,346,267 11,948,969,145

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,387,112,128 12,000,000,000

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,833,234,139 (51,030,855)

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,445,549,946 3,684,234,938 Giá vốn 15,280,548,384 2,095,905,106 Lợi nhuận gộp 10,165,001,562 1,588,329,832 Doanh thu tài chính

23,114,330 3,637,532 Chi phí tài chính 39,565,751 46,803,551 Chi phí bán hàng 1,418,699,687 312,847,471

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,322,179,168 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1,195,658,028 Lợi nhuận thuần

2,407,671,286 36,658,314 Thu nhập khác 348,842,276 104,545,454 Chi phí khác 288,876,111 57,989,939 Lợi nhuận khác 59,966,165 46,555,515

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,467,637,451

83,213,829

Chi phí thuế TNDN hiện hành

583,372,457

24,214,112

Lợi nhuận kế toán sau thuế

1,884,264,994

58,999,717

Năm 2014 2013

Tỉ suất lợi nhuận thuần = LN sau thuế/ DT thuần 7% 2%

Tỉ suất lợi nhuận gộp = LN gộp/ DT thuần 40% 43%

Số vòng quay tài sản = DT thuần/ TS bình quân 1.012 0.233

Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) = LN sau thuế/ TS bq 0.075 0.004

Ý nghĩa: So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh năm 2014 tăng, và mang lại hiệu quả so với năm 2013.

- Tỉ suất lợi nhuận thuần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho thấy một đồng doanh thu trong năm 2014 tạo ra được 7 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2013 là 5 đồng.

- Tỉ suất lợi nhuận gộp thể hiện khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2014 khoảng cách chênh lệch rút ngắn 3%. Có thể có nhiều nguyên nhân do chi phí tăng, biến đổi các yếu tố đầu vào, đầu tư vào các tài sản làm phát sinh thêm chi phí cố định… Nhưng tỷ lệ lợi nhuận thuần năm 2014 cao hơn năm 2013 cho thấy hiệu quả kinh doanh trong việc quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

- Vòng quay tài sản cho thấy một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh. Năm 2014 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cao hơn 0.78 vòng so với năm 2013.

- Tỉ suất ROA cho thấy khoản lãi đươc tạo ra từ lượng vốn đầu tư tài sản. Một đồng tài sản năm 2014 tạo ra 0.075 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2013 là 0.07 đồng.

- Tỉ suất ROE là thước đo đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích luỹ được bao nhiêu đồng lãi. Năm 2014 tỉ suất ROE cao hơn năm 2013 và cao hơn 1 cho thấy công ty không sử dụng vốn chủ sở hữu. Căn cứ bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn công ty sử dụng trong năm 2014 là khoản người mua trả tiền trước. Đây được xem như lợi thế cạnh tranh của công ty khi nguồn vốn công ty đầu tư tạo lợi nhuận không có chi phí lãi vay ngân hàng, và cũng không phải nguồn vốn chủ sở hữu. Nhưng cũng cho thấy sự rủi ro kinh doanh trong tương lai cũng cao.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH MTV OXALIS

2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

Môi trường chính trị - pháp luật

Sự bất ổn trong tình hình an ninh – chính trị tác động rất lớn đến hoạt động du lịch. Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động đến bất ổn chính trị, xung đột, dịch bệnh, thiên tai của các nước quốc tế trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu. Thuận lợi cho Việt Nam có nền chính trị ổn định và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.

Tuy nhiên thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch, pháp lệnh liên quan và hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực quốc tế, thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm. Đặc biệt các thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém.

Phân tích môi trường chính trị - pháp luật giúp công ty thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.

Môi trường văn hóa - xã hội

Đối với du lịch, văn hóa - xã hội không chỉ là môi trường mà còn là tài nguyên. Việt Nam có một nền văn hóa phát triển mang đậm bản sắc dân tộc. Thuận lợi phát triển du lịch tại Việt Nam. Sự khác biệt văn hoá giữa các vùng địa lý là nhân tố kích thích du lịch để tìm hiểu và khám phá.

thích khám phá trải nghiệm những cái mới, muốn vượt qua thử thách bản thân, thể hiện chính mình nên nhu cầu du lịch càng ngày gia tăng đặc biệt với các hình thức lạ, có sức hấp dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường kinh tế

Theo số liệu Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh báo cáo chung về hậu chất vấn quốc hội khoá 13: Năm 2015, Việt Nam tổng thu từ khách du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD, đóng góp 5.5 – 6% vào GDP cả nước. Cho thấy du lịch một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng các lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt là xu hướng du lịch cộng đồng.

Cầu du lịch phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, tỷ giá…ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Chẳng hạn, đồng tiền Việt Nam bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao như USD, EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu và ngược lại.

Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện từng bước mở đường cho hoạt động du lịch. Ngoài ra các phương tiện truyền thông và internet phát triển cũng tạo điều kiện cho du lịch quảng bá hình ảnh dễ dàng hơn ra thế giới.

Môi trường địa lý

có đường biên giới khá lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn biển. Vị trí địa lý, địa hình dẫn đến sự phân hoá khí hậu giữa các vùng, miền nên thời vụ ở các điểm, khu du lịch có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả tính chất của mùa vụ. Miền Trung khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra từ tháng 08 – 10, mùa khô nóng kéo dài từ tháng 04 – 07, tính thời vụ du lịch tập hợp các biến động có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của cung và cầu du lịch.

Bên cạnh đó, Quảng Bình nằm trong dãy Trường Sơn, có hệ thống núi đá vôi với các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sông suối…mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động du lịch trải nghiệm, hoạt động giải trí.

2.2.2. Môi trƣờng ngành

a. Thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam

Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Việt Nam đang trở thành một điểm đến của du khách quốc tế. Ngành du lịch đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Bộ trưởng Bộ văn hoá – Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh báo cáo chất vấn của ngành: Năm 2015, Việt Nam đón 7 – 7,5 triệu khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 10- 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 – 6% vào GDP cả nước.

Bảng 2.3. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) 130 160 200 230 337.83 Tốc độ tăng trưởng (%) - 23.08 25.00 15.00 46.88

Hình 2.2. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011 – 2015

Qua hình 2.2, Tổng thu từ khách du lịch góp vào GDP tăng dần qua các năm. Cho thấy lượng khách du lịch Việt Nam tăng, Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn với du khách nội địa và khách quốc tế. Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên về du lịch vô cùng quý giá, một nền văn hoá bản sắc dân tộc.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt khách, tăng nhẹ ở mức 0,9% so với năm 2014. Một số thị trường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày tăng trưởng tốt so với năm 2014: Hàn Quốc là thị trường có mức tăng cao nhất là 31,3% (lần đầu tiên đạt trên 1 triệu lượt khách); tiếp đến là Singapore tăng 16,9%; Đài Loan tăng 12,8%; Mỹ tăng 10,7%; Italy tăng 10,6%; Tây Ban Nha tăng 10,4%; Phần Lan tăng 8,8%; Hà Lan tăng 7,8%; Anh tăng 5,2% và Đức tăng 4,7%. Khách du lịch nội địa trong năm 2015 đạt 57 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt 29,6 triệu lượt; Tổng thu từ khách du lịch đạt 337.830 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2014.

b. Tình hình du khách quốc tế đến Việt Nam

Ngày 15/5/2015, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Họp báo giới thiệu về chế độ báo cáo thống kê du lịch và công bố kết quả điều tra khách du lịch

- 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng)

quốc tế đến Việt Nam năm 2014. Về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch chiếm 95,09%; khách tham quan trong ngày chiếm 4,91%. Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2014 đạt 8,39 tỷ USD.

Bảng 2.4. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2011 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Khách quốc tế 6,014,032 6,847,678 7,572,352 7,874,312 7,943,651 Trong đó: Du lịch, nghỉ ngơi 3,651,299 4,170,872 4,640,882 4,762,454 4,803,465

Đi công việc 1,003,005 1,165,966 1,266,917 1,321,888 1,335,112

Thăm thân nhân 1,007,267 1,150,934 1,259,554 1,347,081 1,358,751

Các mục đích khác

352,461 359,906 404,999 442,889 446,323

(Nguồn: số liệu thống kê Tổng cục du lịch) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích từ năm 2011- 2015 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Các mục đích khác Thăm thân nhân Đi công việc Du lịch, nghỉ ngơi

Có thể thấy chủ yếu du khách quốc tế đến Việt Nam để nghỉ ngơi chiếm khoảng 55%. Chứng tỏ Việt Nam là một điểm đến du lịch thu hút khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam trong năm 2014 là 32,98%, trong đó khách đến lần thứ hai chiếm 18,10%, khách đến lần thứ ba chiếm 5,77% và khách đến trên ba lần chiếm 9,11%. Về đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế sau khi đã trải nghiệm du lịch tại Việt Nam có kết quả như sau: đánh giá ở mức tốt và rất tốt chiếm 94,09%, mức trung bình là 5,69%, mức kém và rất kém chỉ có 0,22%.

2.2.3. Môi trƣờng bên trong

a. Các nguồn lực của công ty

 Nguồn nhân lực

- Hiện nay, nguồn lao động công ty đã được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Công ty có trên 100 lao động chính bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên nhân viên điều hành, hành chính, kế toán. Trong đó:

+ Trình độ đại học, sau đại học: 63% + Trình độ cao đẳng, trung cấp: 32% + Lao động phổ thông : 5%

Bên cạnh có trên 200 porter là nhưng người vận chuyển từ thức ăn, lều trại, và tất cả các vật dụng cần thiết cho các tour du lịch thám hiểm của công ty được thuê thời vụ theo hợp đồng dưới ba tháng. Có 20 chuyên gia hang động từ hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc với 25 năm kinh nghiệm trong việc khảo sát và thám hiểm các hang động trên khắp thế giới.

- Tất cả đều được đào tạo và có trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tương ứng với các công việc. Hướng dẫn viên không chỉ có kỹ năng dẫn dắt tour mà còn được trang bị đầy đủ kỹ năng an toàn, sơ cấp cứu cũng như các kiến thức về hang động và rừng nhiệt đới… Có thể nói công ty mới đi vào hoạt động ở lĩnh

vực du lịch – khách sạn được 5 năm, nguồn lao động có độ tuổi trung bình tương đối thấp chỉ từ 22 – 32 tuổi. Đây là nguồn lao động trẻ, năng động và nhiệt huyết, chấp nhận cường độ và áp lực công việc cao.

- Có các phương án thu hút cán bộ quản lý trẻ, có trình độ, có năng lực không chỉ lao động Việt Nam mà còn nước ngoài (hiện có 5% lao động là người nước ngoài). Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đánh giá cao năng lực làm việc của nhân viên.

 Cơ sở vật chất – kỹ thuật

- Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại hỗ trợ thám hiểm an toàn cho các tour của công ty.

Hình 2.4. Một số trang thiết bị trong tour

- Cơ sở lưu trú: Khách sạn đầy đủ tiện nghi với 5 phòng phục vụ khách du lịch. Còn có các dịch vụ nhà hàng phục vụ hỗ trợ.

- Phương tiện vận chuyển: gồm 3 xe 7 chỗ, 1 xe 16 chỗ phục vụ vận chuyển khách và thiết bị đi tour.

 Nguồn tài chính

- Lợi nhuận năm trước để lại đầu tư 1,8 tỷ đồng.

Công ty được đánh giá có năng lực về tài chính. Đây chính là lợi thế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty TNHH MTV OXALIS quảng bình (Trang 44)