Nhóm nhân tố về nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm nhân tố về nguồn lực

a. Ngun vn ñầu tư

ðầu tư tác ñộng ñến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách tác ñộng ñến cơ cấu ñầu tư. Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý ñầu tư hoặc ñiều tiết gián tiếp thông qua các công cụ chính sách: thuế, tín dụng, lãi suất ñể xác lập và dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.

b. Lao ñộng và cht lượng ngun nhân lc

Nguồn nhân lực ñược coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế và có tác ñộng to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nguồn nhân lực mà có trình ñộ văn hoá, trình ñộ chuyên môn kỹ thuật cao... thì khả năng tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn. ðây là yếu tố quan trọng góp phần thúc ñẩy khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suât lao ñộng, thúc ñẩy các ngành dịch vụ kỹ thuật cao phát triển, do ñó làm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh hơn. Tỷ trọng các ngành này trong nền kinh tế cũng tăng lên tác ñộng ñến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ñược ñi ñúng hướng, thúc ñẩy quá trình phát triển kinh tế.

Ngược lại, nguồn nhân lực mà có trình ñộ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ thấp thì sẽ không ñủ khả năng ñể tiếp thu khoa học công nghệ hiện ñại. Khoa học kỹ thuật thì lạc hậu, năng suất lao ñộng thấp sẽ làm cho tốc ñộ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng sẽ diễn ra chậm chạp hoặc “dậm chân tại chỗ” thậm chí có khi còn thụt lùi, nền kinh tế sẽ phát triển một cách chậm chạp.

c. S phát trin ca khoa hc công ngh

Khoa học công nghệ là ñộng lực chủ yếu thúc ñẩy phân công lao ñộng xã hội. Theo lý luận của G.Xuipittơ “sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch CCKT công - nông nghiệp là do những hoạt ñộng sáng kiến tạo nên”, trong ñó sáng kiến tạo ra sản phẩm mới là lực lượng vật chất quyết ñịnh kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu công - nông nghiệp. Những sáng kiến tạo ra sản phẩm mới thường xuất hiện tập trung hàng loạt, thể hiện sự tiến bộ có tính nhảy vọt, tạo ra nhiều ngành nghề mới, ñẩy mạnh sự phân công lao ñộng xã hội.

Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ ñẩy nhanh tốc ñộ phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo tiền ñề nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra những khả năng sản xuất mới, cũng như những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, qua ñó làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế, tức là làm chuyển dịch CCKT. Tiến bộ khoa học công nghệ còn tạo ra những nhu cầu mới, ñòi hỏi sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới, do ñó

cũng làm cho thay ñổi cơ cấu ngành kinh tế.

Sự xuất hiện những ngành mũi nhọn của khoa học công nghệ như ñiện tử - tin học, sinh học, vật liệu mới,…ñã tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, cơ hội mới ñể các nước ñi sau có thể phát triển “rút ngắn” bằng việc chuyển dịch trong nội bộ các ngành. Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo tiền ñề ñể chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao ñộng, hiệu quả sản xuất và thay ñổi phương thức lao ñộng trong nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật ñã có những tác ñộng mạnh mẽ về cơ giới hóa, ñiện khí hoá, thủy lợi hóa,… từ ñó hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao ñược ñưa vào sản xuất. Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, những lợi thế của các yếu tố truyền thống sẽ giảm xuống, ñồng thời xuất hiện những lợi thế so sánh mới liên quan ñến hàm lượng tri thức trong sản phẩm ñược sản xuất ra. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ tiến bộ khoa học công nghệ các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống bị thu hẹp, ñồng thời xuất hiện những ngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp. Nền sản xuất công nghiệp truyền thống ñược thay thế bằng các ngành công nghiệp và dịch vụ mới. Khu vực dịch vụ ngày càng mở rộng so với hai khu vực còn lại của nền kinh tế quốc dân. Tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay ñổi cơ cấu và tổ chức vật chất - kinh tế - xã hội của loài người nói chung, thúc ñẩy chuyển dịch CCKT trong công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nói riêng.

Tiến bộ khoa học công nghệ và tốc ñộ cải tiến công nghệ tác ñộng trực tiếp, có tính chủ ñạo ñến sự hình thành và phát triển CCKT; làm cho quy mô, chất lượng phát triển của các ngành thay ñổi dẫn ñến CCKT thay ñổi.

Tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc ñẩy chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)