Tình trạng hôn nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp nghiên cứu thực tiễn tại cảng hàng không quốc tế đà nẵng (Trang 57)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.3.Tình trạng hôn nhân

3.1. KHÁI QUÁT VỀ MẪU

3.1.3.Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân của nhân viên đã lập gia đình là 57,4% (120 người) và chưa lập gia đình là 42,6% (89 người).

3.1.4. Trìn độ học vấn

Trình độ học vấn của nhân viên được khảo sát chủ yếu là trình độ đại học (47,4%), sau đó là trung cấp (23,9%), cao đẳng (19,6%), phổ thông (4,8%), sau đại học (4,3%).

3.1.5. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của nhân viên chủ yếu là trên 5 năm (54,1%), sau đó là dưới 1 năm (34%), từ 3 đến 5 năm (9,1%), từ 1 đến dưới 3 năm (2,9%).

3.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Cronbach’s alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu, các biến rác có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Các quan sát có hệ số tương quan biến - tổng < 0,30 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được, thang đo có độ tin cậy từ 0,8 – 1,0 là thang đo tốt.

3.2.1. T n đo biến độc lập

a.Thang đo sự hợp tác

Bảng 3.2: Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự hợp tác

Thang đo HT: Alpha = 0,740 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

HT1 10,115 4,054 0,643 0,617

HT2 10,957 4,897 0,258 0,843

HT3 10,761 3,933 0,676 0,596

HT4 10,684 4,207 0,626 0,631

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo sự hợp tác có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,740, khá cao so với tiêu chuẩn. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3 ngoại trừ biến HT2. Do vậy, biến HT2 bị loại khỏi mô hình.

Kết quả kiểm định sau khi loại biến HT2 như sau:

Bảng 3.3 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự hợp tác

Thang đo HT: Alpha = 0,843 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

HT1 6,90 2,399 0,670 0,818

HT3 7,55 2,191 0,769 0,721

HT4 7,47 2,452 0,689 0,800

Thang đo sự hợp tác sau khi loại biến HT2 có hệ số alpha là 0,843. Đây là một hệ số cao. Các biến quan sát còn lại đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến quan sát còn lại của thang đo này được đưa vào phân tích EFA.

b.Thang đo sự cân bằng quyền lực

Bảng 3.4 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự cân bằng quyền lực

Thang đo CB: Alpha = 0,910 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

CB1 11,27 4,844 0,755 0,899

CB2 11,48 4,568 0,750 0,905

CB3 11,16 5,012 0,819 0,878

CB4 11,02 4,716 0,886 0,854

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo sự cân bằng quyền lực có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,910 (cao so với tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,910. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

c. Thang đo sự giao tiếp

Bảng 3.5 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự giao tiếp

Thang đo GTT: Alpha = 0,829 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

GTT1 10,71 3,708 0,795 0,716

GTT2 10,53 4,289 0,595 0,814

GTT3 10,30 4,998 0,616 0,809

GTT4 10,85 4,127 0,654 0,786

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo sự giao tiếp có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,829 (cao so với tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,829. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

d.Thang đo sự gắn bó

Bảng 3.6 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự gắn bó

Thang đo GB: Alpha = 0,922 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

GB1 9,73 5,824 0,803 0,904

GB2 9,41 5,387 0,906 0,868

GB3 10,03 5,768 0,810 0,902

GB4 9,61 5,980 0,762 0,918

Thang đo sự gắn bó có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,922 (cao so với tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,922. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

e. Thang đo chia sẻ mục tiêu và giá trị

Bảng 3.7: Hệ số tin cậy alpha của thang đo chia sẻ mục tiêu và giá trị

Thang đo CS: Alpha = 0,901 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

CS1 7,36 2,329 0,860 0,809

CS2 7,46 2,500 0,760 0,899

CS3 7,22 2,814 0,807 0,863

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo chia sẻ mục tiêu và giá trị có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,901 (cao so với tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,901. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

f. Thang đo sự tin tưởng

Bảng 3.8 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sự tin tưởng

Thang đo TT: Alpha = 0,853 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến TT1 14,88 5,004 0,803 0,785 TT2 14,86 5,264 0,719 0,808 TT3 14,79 6,552 0,301 0,909 TT4 14,84 5,214 0,757 0,798 TT5 14,80 5,017 0,790 0,788

Thang đo sự tin tưởng có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,853 (đạt tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,853 ngoại trừ biến TT3 (Anh/Chị cảm nhận được sự hỗ trợ của cấp trên đối với các quyết định của mình). Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa, biến quan sát TT3 có ý nghĩa lớn. Do vậy, tác giả vẫn giữ biến TT3 để đưa vào phân tích EFA

g.Thang đo không có xung đột gây hại

Bảng 3.9 Hệ số tin cậy alpha của thang đo không có xung đột gây hại

Thang đo XD: Alpha = 0,579 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

XD1 7,43 1,880 0,483 0,320

XD2 7,49 2,665 0,225 0,700

XD3 7,32 2,044 0,481 0,336

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo không có xung đột gây hại có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,579 (chưa đạt tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 ngoại trừ biến XD2. Do vậy, biến XD2 bị loại khỏi mô hình.

Kết quả kiểm định lần 2 như sau:

Bảng 3.10 Hệ số tin cậy alpha của thang đo không có xung đột gây hại

Thang đo XD: Alpha = 0,700 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

XD1 3,80 0,806 0,539 .a

XD3 3,69 0,927 0,539 .a

Thang đo không có xung đột gây hại sau khi loại biến HT2 có hệ số alpha là 0,700 (đạt yêu cầu). Các biến quan sát còn lại đều có tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến quan sát còn lại của thang đo này được đưa vào phân tích EFA.

3.2.2. T n đo b ến phụ thuộc

Bảng 3.11 Hệ số tin cậy alpha của thang đo sức mạnh mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp

Thang đo QH: Alpha = 0,947 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

– tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

QH1 7,33 2,318 0,862 0,942

QH2 7,37 2,176 0,934 0,886

QH3 7,37 2,368 0,870 0,936

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Thang đo sức mạnh mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,947 (cao so với tiêu chuẩn). Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,947. Do vậy, tất cả các biến quan sát đều được đưa vào phân tích EFA.

Như vậy qua kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha có thể thấy:

- Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6.

- Có hai biến HT2 và XD2 bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số tương quan biến – tổng đều nhỏ hơn 0,3.

Bảng 3.12 Các biến quan sát sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha N ân tố B ến qu n sát SỰ HỢP TÁC HT1 HT3 HT4 SỰ CÂN BẰNG QU ỀN LỰC CB1 CB2 CB3 CB4 GIAO TIẾP GTT1 GTT2 GTT3 GTT4 SỰ GẮN BÓ GB1 GB2 GB3 GB4

CHIA SẺ MỤC TIÊU VÀ GIÁ TRỊ

CS1 CS2 CS3 SỰ TIN TƢỞNG TT1 TT2 TT3 TT4 TT5

KHÔNG CÓ XUNG ĐỘT GÂ HẠI XD1

XD3

SỨC MẠNH MQH GIỮA NLD VÀ DOANH NGHIỆP

QH1 QH2 QH3

3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đươc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 – 1,0 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài việc sử dụng trị số KMO, có thể sử dụng kiểm định Barlett. Kiểm định Barlett xem xét giả thiết H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Ngoài ra phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng Eigenvalue đai diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Factor loading (FL) – Hệ số tải nhân tố: là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA phụ thuộc và kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu. Nếu FL > 0,3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu khoảng 350, FL > 0,4 là quan trọng và FL > 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Khi kích thước mẫu khoảng 100 thì nên chọn FL > 0,55, còn nếu kích thước mẫu 50 thì nên chọn FL > 0,75. Phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring (PAF) với phép quay không vuông góc Promax

3.3.1. P ân tí EFA đối với biến độc lập

Kết quả phân tích EFA đối với biến độc lập như sau: - Chỉ số KMO = 0,821

- Sig= 0,000

- Tổng phương sai trích là 75,727%.

- Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải nhân tố ở các nhóm nhân tố lớn hơn 0,3.

- Có 6 nhân tố được trích tại eigenvalue 1,452 (Bảng 3.13)

Bảng 3.13. Kết quả EFA của biến độc lập

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 2 3 4 5 6 CB4 0,908 CB3 0,851 CB1 0,849 CB2 0,804 TT3 0,660 GB2 0,918 GB3 0,898 GB1 0,848 GB4 0,783 TT5 0,896 TT1 0,865 TT4 0,857 TT2 0,763 HT1 0,928 XD1 0,775 XD3 0,740 HT3 0,673

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 HT4 0,551 GTT1 0,915 GTT3 0,793 GTT4 0,682 GTT2 0,569 CS1 0,972 CS3 0,834 CS2 0,809

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Các nhân tố tiềm ẩn của mô hình như sau:

- Nhóm (1) có 5 biến quan sát được đặt tên là ―Sự cân bằng quyền lực‖, gồm:

+ 4 biến quan sát thuộc thang đo CB (CB1, CB2, CB3, CB4)

+ 1 biến quan sát TT3 (Anh/Chị cảm nhận được sự hỗ trợ của cấp trên đối với các quyết định của mình).

- Nhóm (2) có 4 biến quan sát thuộc thang đo GB (GB1, GB2, GB3, GB4), được đặt tên là ―Sự gắn bó‖

- Nhóm (3) có 4 biến quan sát thuộc thang đo TT (TT1, TT2, TT4, TT5) được đặt tên là sự tin tưởng

- Nhóm (4) có 5 biến quan sát được đặt tên là ―Sự hợp tác‖, gồm: + 3 biến quan sát thuộc thang đo HT (HT1, HT3, HT4)

+ 2 biến quan sát thuộc thang đo XD (XD1 - Trong công ty anh/chị hiếm có các xung đột nghiêm trọng và XD3 - Các xung đột trong công ty anh/chị được giải quyết một cách thân thiện)

- Nhóm (5) có 4 biến quan sát thuộc thang đo GTT (GTT1, GTT2, GTT3, GTT4) được đặt tên là ―Sự giao tiếp‖

- Nhóm (6) có 3 biến quan sát thuộc thang đo CS (CS1, CS2, CS3) được đặt tên là ―Chia sẻ mục tiêu và giá trị‖

3.3.2. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến phụ thuộc cho thấy:

- Chỉ số KMO = 0,727 - Sig= 0,000

- Tổng phương sai trích là 90,365%.

- Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5. - Có 1 nhân tố được trích tại eigenvalue 2,711 (Bảng 3.14).

Bảng 3.14: Kết quả EFA của biến phụ thuộc

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1

QH3 0,991

QH2 0,898

QH1 0,886

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

3.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA

CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem một mô hình lý thuyết có trước có làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. CFA chấp nhận các giả thuyết của các nhà nghiên cứu, được xác định căn cứ theo quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một nhân tố. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Chi Square (CMIN) có P_value >0,05. Nhược điểm, phụ thuộc vào kích thước mẫu. Mẫu càng lớn, xác xuất P_value càng nhỏ.

- Chi Square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df): <2, một số trường hợp CMIN/df có thể nhỏ hơn 3 (Carmines&Mciver,1981)

- Chỉ số thích hợp so sánh (CFI – Comparative fit index) >= 0,9 - Chỉ số Tuckey & Lewis (TLI: Tukey and Lewis index) >= 0,9 - Chỉ số phù hợp GFI (goodness of fit index) >=0,9

- Chỉ số RMSEA (Root mean square error approximation): nhỏ hơn 0,8 (Thọ&Trang, 2009) hoặc 0,5 được xem là rất tốt (Steiger, 1990)

Một số đánh giá khác thường sử dụng khi thực hiện CFA: + Đánh giá độ tin cậy của thang đo.

+ Tính đơn hướng/đơn nguyên. + Giá trị hội tụ.

+ Giá trị phân biệt.

Kết quả phân tích CFA của mô hình như sau:

Sự phù hợp tổng thể của mô hình đo lường

Mô hình có 327 bậc tự do, CFA cho thấy Chi-bình phương = 646,142 với giá trị p =.000; giá trị GFI bằng 0,816 khá cao nhưng cũng là giá trị dễ ảnh hưởng bởi qui mô mẫu. Một số các chỉ số khác ít nhạy với qui mô mẫu được sử dụng để đánh giá sự phù hợp mô hình như:

+ RMSEA = 0,068 là nhỏ, nằm trong ngưỡng 0,05 và 0,08; + Normed chi –square = 1,976 nhỏ (nhỏ hơn 2);

+ IFI = 0,928 (lớn hơn 0,9) + TLI = 0,916 (lớn hơn 0,9) + CFI = 0,927 (lớn hơn 0,9)

Như vậy các kết quả phân tích cho thấy dữ liệu được chấp nhận với mô hình đề nghị.

Giá trị hội tụ

Các trọng số chuẩn hóa của thang đo (bảng 3.15) đều cao hơn 0,5 và các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê với giá trị p = 0,000 (p < 5%). Vì vậy ta có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần, nhân tố của mô hình đề xuất đạt được giá trị hội tụ.

Bảng 3.15. Trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát

Kí ệu Trọn số uẩn ó

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp nghiên cứu thực tiễn tại cảng hàng không quốc tế đà nẵng (Trang 57)