CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG TUÂN THỦ THUẾ
4.2.5. Kiến nghị khác
a. Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin và phản hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi
Kết nối giữa cơ quan thuế và ngƣời dân là một trong những giải pháp cần phải đƣợc thực hiện cho công cuộc cải cách thuế. Cơ quan thuế cần xem ngƣời nộp thuế là một đối tác đáng kể và cần có sự hợp tác của cả hai phía để
họ có thể hoàn thành tốt vai trò quản lý của mình. Cơ quan thuế cần lắng nghe ý kiến của ngƣời nộp thuế, mặc dù có thể vẫn là nhìn nhận dƣới góc độ của cơ quan quản lý thuế. Thông tin là quan trọng trong việc tạo lòng tin giữa ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế. Để có thể cải cách triệt để, cơ quan thuế cần nghiêm túc thực hiện giải pháp này, tránh tình trạng thực hiện hoạt động một cách hình thức chỉ nhằm mục đích xoa dịu hay trấn an ngƣời nộp thuế.
b. Xây dựng và không ngừng củng cố cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế
Xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về ngƣời nộp thuế là một trong những giải pháp không thể thiếu để có thể đảm bảo quản lý thuế tốt trong điều kiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế không ngừng thay đổi mạnh mẽ và phức tạp.
Giải pháp này giúp cho cơ quan thuế có đầy đủ thông tin về ngƣời nộp thuế để có cái nhìn tổng quan, toàn diện về ngƣời nộp thuế cũng nhƣ đủ cơ sở để xác định chính xác mức độ tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế.
Hệ thống thông tin người nộp thuế bao gồm các yêu cầu:
Hệ thống thông tin ngƣời nộp thuế phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, mức độ tin cậy cao.
Quy định rõ trách nhiệm pháp lý của ngƣời cung cấp thông tin và ngƣời sử dụng thông tin.
c. Xây dựng hình ảnh cơ quan thuế hướng đến khách hàng với chất lượng dịch vụ được nâng cấp.
Cơ quan thuế, bản chất là một đơn vụ công quyền, nên thực tế rất khó để có thể thoát ra đƣợc lề lối làm việc từ xƣa đến nay là giữ khoảng cách trên - dƣới và không tôn trọng ngƣời nộp thuế. Mặc dù xu hƣớng cải cách trong những năm gần đây là đẩy mạnh chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp theo
hƣớng xem ngƣời nộp thuế là khách hàng - đối tƣợng cần đƣợc chăm sóc chu đáo và hỗ trợ nhiệt tình; vấn đề dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng.
Cục thuế Đà Nẵng nên xem xét việc xây dựng hình ảnh cơ quan thuế hƣớng đến khách hàng với chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cấp tốt nhất. Để có thể làm đƣợc điều này, cục thuế Đà Nẵng cần có những công tác nhằm đổi mới tƣ tƣởng của cán bộ thuế để thay đổi hoàn toàn lề lối làm việc cũ, về trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về kiến thức thuế cũng nhƣ những kỹ năng, kỹ thuật quản lý cơ bản, đồng thời tăng cƣờng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và môi trƣờng làm việc.
Hay nói cách khác, đã đến lúc cơ quan thuế cần tích cực đánh giá lại văn hóa công vụ, văn hóa phục vụ ngƣời nộp thuế cho phù hợp với xu hƣớng phát triển và hội nhập nhƣ hiện nay. Trong trƣờng hợp cần thiết phải thay đổi, nhất thiết phải thay đổi, có thể từ những điều nhỏ nhặt nhất chẳng hạn cách thức mà cán bộ, viên chức thuế làm việc hàng ngày, thái độ của họ đối với công việc, và cao hơn nữa là việc từng cán bộ, viên chức thuế có lĩnh hội và cùng chung tay thực hiện tầm nhìn chiến lƣợc chung của cả hệ thống hay không. Thách thức sẽ vô cùng to lớn nếu chỉ có chiến lƣợc, tầm nhìn, trong khi mọi ngƣời đều thờ ơ và cho rằng đó không phải là công việc của mình, nó chẳng mang lại lợi ích cụ thể gì cho mình và quan trọng là họ không hành động để thay đổi. Khi mỗi cán bộ, viên chức thuế đều nhận thấy đƣợc thách thức trong công việc của họ ngày càng lớn, và cách duy nhất để phát triển là phải thay đổi, họ buộc sẽ phải vận động và suy nghĩ đề ra những giải pháp nhằm cung ứng cho khách hàng của họ những dịch vụ tốt nhất có thể.
d. Cải thiện và nâng cao giá trị sử dụng của trang thông tin điện tử Cục thuế Đà Nẵng theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuế điện tử.
Khi ngƣời dân và các doanh nghiệp ngày càng sử dụng internet nhiều hơn để giao dịch với chính phủ thì không thể xem nhẹ tầm quan trọng của công nghệ thông tin và việc đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến và hƣớng tới mục tiêu kê khai qua mạng hoàn toàn. Điều này có nghĩa là cơ quan thuế cần suy nghĩ cách thức làm thế nào có thể tận dụng hiệu quả nhất các ƣu việt của công nghệ ngày càng tiên tiến và hƣớng các dịch vụ tới ngƣời nộp thuế.
Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này cần lƣu ý một số vấn đề sau: Đảm bảo các ứng dụng phải vừa tƣơng thích với các hệ thống khác, vừa có thể hoạt động trên nền web thì mới mang lại hiệu quả.
e. Tăng cường giáo dục kiến thức thuế nhằm cải thiện nhận thức của người nộp thuế.
Việc giáo dục kiến thức thuế tại Việt Nam nói chung hiện nay đƣợc thực hiện qua các kênh: một phần nhỏ đƣợc giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng khối ngành kinh tế; một phần đƣợc tập huấn cho ngƣời nộp thuế ở các đợt cao điểm do cơ quan thuế các cấp thực hiện, một phần thông qua các pano, áp phích, tờ rơi hoặc các chiến dịch tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đa số kiến thức mà ngƣời nộp thuế nhận đƣợc đều là các hƣớng dẫn, quy định, mang tính chất bắt buộc tạo cảm giác nặng nề cho ngƣời nộp thuế. Ngƣời nộp thuế thiên về xu hƣớng nghĩa vụ tuân thủ thuế nhiều hơn và việc cảm nhận quyền lợi của họ khi đóng góp thuế. Việc tăng cƣờng giáo dục kiến thức thuế cho ngƣời nộp thuế nhằm mục đích giúp họ có đủ kiến thức để có cái nhìn khách quan hơn về thuế, cũng nhƣ đánh giá đƣợc các vấn đề có liên quan, nhất là những thay đổi về chính sách thuế nhằm có thể tuân thủ thuế tốt hơn. Thiết nghĩ, cần có quy định bắt buộc đối với những
ngƣời làm công tác kê khai, kế toán thuế là họ phải đƣợc đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành về thuế, hoặc ít nhất họ đƣợc tham dự các khóa học chuyên sâu về thuế. Khi thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, việc thiếu hụt kiến thức thuế hoặc không đủ khả năng để tự hiểu đƣợc các quy định hiện hành về thuế là một trong những rào cản to lớn cho ngƣời nộp thuế nếu họ muốn tuân thủ thuế tốt. Giáo dục trong trƣờng hợp này thiên về hƣớng ƣu tiên giáo dục dành cho ngƣời nộp thuế đồng thời cũng ƣu tiên đào tạo và giáo dục hoạt động quản lý thuế.
f. Xây dựng văn hóa tự giác tuân thủ thuế một cách hiệu quả.
Đây rõ ràng là một áp lực và thách thức lớn đối với cơ quan thuế ở tất cả các nƣớc, không riêng gì cho cục thuế Đà Nẵng hay các cơ quan thuế khác của Việt Nam. Xuất phát từ tính bắt buộc của thuế, ngƣời nộp thuế luôn cảm thấy gánh nặng thuế bao giờ cũng bao trùm lấy họ. Cơ quan thuế các cấp cũng không cởi mở một cách khách quan trong mối quan hệ với ngƣời nộp thuế. Vì vậy việc xây dựng văn hóa tự giác tuân thủ thuế cần một khoảng thời gian dài cùng với sự kiên trì và sự hợp tác của cả 2 bên, ngƣời nộp thuế lẫn cơ quan thuế thì mới có thể đảm bảo thành công. Giải pháp này đòi hỏi trình độ văn minh nhất định của ngƣời nộp thuế lẫn cách hành xử phù hợp của cơ quan thuế. Trong trƣờng hợp ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đối phó, và với nguồn lực có giới hạn, cơ quan thuế phải nỗ lực hết mình để phát hiện và xử phạt các sai phạm, chuỗi hành động này sẽ kéo dài liên tục, không có điểm dừng. Nhƣ vậy, rõ ràng là không đạt hiệu quả, nguồn lực bị sử dụng lãng phí và không đƣợc xem là hƣớng đi tích cực. Văn hóa tự nguyện tuân thủ thuế cần đƣợc xây dựng tiến tới một trình độ cao hơn là xã hội công nhận việc trốn thuế hay bất kỳ hành vi gian lận nào về thuế đều là hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Văn hóa tuân thủ thuế không chỉ đơn thuần là văn hóa cho ngƣời nộp thuế mà còn áp dụng cho cả cán bộ quản lý thuế trên tinh thần áp dụng
tôn chỉ dịch vụ theo cam kết làm việc chuyên nghiệp, công bằng và có tầm nhìn chung.
Bên cạnh những giải pháp đã đề xuất ở trên, vấn đề đảm bảo thu nhập và công khai thu nhập của cán bộ quản lý thuế cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm để các giải pháp khác có thể phát huy tác dụng. Cán bộ thuế vẫn có nhu cầu sinh tồn, nhu cầu tích lũy cho tƣơng lai, nhƣ vậy mức thu nhập của họ làm sao phải trang trải những khoản này. Nếu thu nhập quá thấp, đƣơng nhiên chúng ta không thể giữ chân đƣợc những ngƣời thật sự có trình độ và năng lực. Nếu chúng ta chỉ có thể trả thu nhập ở mức cơ bản, hoặc thậm chí khá thấp mà đòi hỏi cán bộ thuế vẫn có thể tồn tại tốt, rõ ràng là không hợp lý và có thể phát sinh nghi ngờ về những khoản thu nhập không chính thức. Vấn đề công khai thu nhập và tài sản của cán bộ quản lý thuế cũng cần đƣợc quan tâm nhằm đảm bảo sự công bằng và là động lực để cho công chức, viên chức thuế làm việc có hiệu quả.
Cơ quan thuế cần xem xét thay đổi thói quen và cách thức hoạt động. Từng bƣớc chuyển dần từ việc chỉ tập trung báo cáo những thành quả đạt đƣợc sang hƣớng tổ chức hội thảo cuối năm xác định những thách thức trong năm mới cũng nhƣ những bƣớc đi rõ ràng nhằm chủ động tiếp cận với các vấn đề và chủ động ngăn chặn, giải quyết vấn đề thay vì việc chờ đợi mọi vấn đề đã xảy ra một khoảng thời gian, sau đó cơ quan thuế mới có động thái tìm hiểu và giải quyết.
Tóm lại, một kế hoạch cải cách hiệu quả cần quan tâm cải cách sâu rộng từ dữ liệu, các ứng dụng đƣợc áp dụng, khả năng quản lý, lƣu trữ và xử lý thông tin, khả năng truy cập thông tin của ngƣời sử dụng, ... Điều này đòi hỏi một sự cải cách triệt để từ phía cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan.