7. Các công trình nghiên cứu liên quan
1.2.1. Lý thuyết về hành vi
Đầu tiên khi nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế, ta tiến hành tổng hợp các lý thuyết cơ bản về hành vi của con ngƣời, bởi vì hành động tuân thủ thuế cũng là một loại hành vi, mà chủ thể của nó chính là con ngƣời, cụ thể hơn là đối tƣợng nộp thuế. Lý thuyết về hành vi con ngƣời bao gồm 2 lý thuyết chính, đó là: thuyết lý luận hành động và lý thuyết về hành vi dự định.
a. Thuyết lý luận hành động (TRA)
Thuyết lý luận hành động đƣợc phát triển bởi Ajzen & Fishbein (1975) bắt nguồn từ một số nghiên cứu có trƣớc liên quan đến thái độ của con ngƣời. Theo thuyết lý luận hành động thì dự định hành vi của một ngƣời chịu ảnh hƣởng hay bị tác động bởi thái độ về phía hành vi (attitude toward the behavior), hay gọi tắt là thái độ (attitude) và chuẩn chủ quan (subjective norms). Và hệ quả là dự định hành vi sẽ quyết định hành vi theo sau của một ngƣời.
- Thái độ: Tập hợp các niềm tin (beliefs) có gán trọng số về phía một hành vi cụ thể.
- Chuẩn chủ quan: Đề cập mức độ ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh lên dự định hành vi của một cá nhân. Những ngƣời khác nhau cũng có mức độ ảnh hƣởng khác nhau lên một cá nhân nào đó.
- Dự định hành vi: Dự định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nó là một hàm phụ thuộc vào thái độ và chuẩn chủ quan.
Theo Ajzen thì thái độ về phía hành vi và chuẩn chủ quan không đóng vai trò ngang bằng nhau trong việc dự đoán hành vi. Thay vào đó mức độ của hai yếu tố này sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tình huống cụ thể.
b. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết hành vi dự định đƣợc phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen & Fishbein (1975), giả định rằng một hành vi có thể đƣợc dự báo hoặc giải thích bởi các xu hƣớng để thực hiện hành vi đó. Các xu hƣớng hành vi đƣợc giả sử bao gồm các yếu tố động cơ mà ảnh hƣởng đến hành vi, và đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ nỗ lực mà mọi ngƣời cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Xu hƣớng hành vi là một hàm gồm ba yếu tố là thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận. Thái độ đƣợc khái niệm nhƣ là đánh giá tích cực hay tiêu cực của con ngƣời về hành vi thực hiện. Chuẩn chủ quan là các tiêu chuẩn xã hội, sức ép xã hội đƣợc cảm nhận để thúc đẩy thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Ajzen (1991) đề nghị rằng yếu tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hƣớng thực hiện hành vi, và nếu đƣơng sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Sơ đồ xu hƣớng hành vi đƣợc trình bày theo hình 1.1.
Hình 1.1. Mô hình xu hướng hành vi của Ajzen (1991)
Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Ajzen (1991)
Tóm lại, theo lý thuyết hành vi, thì hành động chịu ảnh hƣởng cơ bản bởi thái độ, chuẩn chủ quan và việc kiểm soát hành vi cảm nhận của đối tƣợng thực hiện. Đây chính là nền tảng lý thuyết ban đầu cơ bản nhất, để các nhà nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về hành vi tuân thủ pháp luật của con ngƣời.