Đặc điểm kinh tế xã hội Tp Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

7. Các công trình nghiên cứu liên quan

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Tp Đà Nẵng

a. Vị trí địa lý của Tp. Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung bộ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2013, dân số thành phố là 992.800 ngƣời. Dân số Đà Nẵng đạt 1.029.000 ngƣời. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng.

Năm 2014 và 2015, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, năm thứ ba liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng và lần thứ sáu thành phố này dẫn đầu cả nƣớc kể từ khi chỉ số này đƣợc công bố 10 năm trƣớc kể từ năm 2006.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở

hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là "thành

phố đáng sống" của Việt Nam.

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tp. Đà Nẵng

Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 6,5 – 7%/năm. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2015 là 14.789 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 12.233,5 tỷ đồng đạt 133,2% dự toán Trung ƣơng, 129,6% dự toán địa phƣơng và bằng 133,3% so với năm 2014.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, 2013, 2014, 2015, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tƣ về môi trƣờng đầu tƣ.

Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí

thứ 12 trên 63 tỉnh, thành.Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng

xếp hạng. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mới đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.

Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thƣơng mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân 20%/năm. Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,… là những lĩnh vực mũi nhọn đƣợc tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin, ngành công nghệ sinh học. Đà Nẵng còn chủ trƣơng ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trƣờng”.

Về thƣơng mại, thành phố có 30 trung tâm thƣơng mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn vàChợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây nhƣ Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim… Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có đến 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về

loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thƣơng mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)