Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 63 - 67)

7. Các công trình nghiên cứu liên quan

2.5.2. Xử lý số liệu

a. Nghiên cứu định tính Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng cách thảo luận với một số chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của họ về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Đà Nẵng. Những ý kiến đáng giá của họ giúp điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế đặc thù của Đà Nẵng.

Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp với 5 chuyên viên có kinh nghiệm trong việc kê khai, kế toán khuế cho các doanh

nghiệp. Họ bao gồm một chuyên viên có kinh nghiệm trong việc thanh tra, kiểm tra thuế, ba chuyên viên thuế của ba công ty tƣ vấn thuế với quy mô khác nhau, một kế toán trƣởng của một công ty tƣ nhân và một kiểm toán viên có kinh nghiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính. Quá trình phỏng vấn sâu (phụ lục 1) giúp tác giả điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với thực tế tại Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa vào kết quả tổng hợp các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế, từ thiết kế nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 2, các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế đƣợc điều chỉnh thông qua phân tích định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn các chuyên gia. Kết quả, mô hình điều chỉnh các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế bao gồm tổng cộng 8 nhân tố (8 biến độc lập) đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 2.3. Mô tả kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Đà Nẵng.

TT Nhân Tố Kết Quả Phỏng Vấn

1 Sự phức tạp của chính sách thuế Đồng ý

2 Công tác thanh tra – kiểm tra thuế Đồng ý

3 Mức phạt Đồng ý

4 Dịch vụ hỗ trợ thuế Đồng ý

5 Thuế suât Đồng ý

6 Tình trạng tài chính Đồng ý

7 Sự thông thạo về thuế của NNT Đồng ý

8 Tính công bằng Không phù hợp thực tế Việt Nam

9 Chi phí tuân thủ thuế Đồng ý

b. Nghiên cứu định lượng Mục tiêu

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng khảo sát nhằm xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Đà Nẵng. Ngoài ra nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện còn nhằm mục đích xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến tuân thủ thuế cũng nhƣ mối quan hệ giữa các biến và xây dựng phƣơng trình diễn tả mối quan hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc tuân thủ thuế.

Biến đo lường trong mô hình

Dựa trên kết quả phân tích định tính, tổng cộng sáu biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình nhằm đo lƣờng các biến tác động đến tuân thủ thuế tại Đà Nẵng. Các nhân tố cụ thể bao gồm: Sự phức tạp của chính sách thuế, công tác thanh tra – kiểm tra thuế, mức phạt, dịch vụ hỗ trợ thuế, thuế suất, tình trạng tài chính, sự thông thạo về thuế của NNT, chi phí tuân thủ thuế.

Thiết kế khảo sát

Để thực hiện nghiên cứu định lƣợng, một bảng khảo sát đƣợc xây dựng nhằm đo lƣờng mức độ tác động của từng nhân tố đến tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế tại Đà Nẵng.

Bảng khảo sát (phụ lục 2) gồm 24 câu hỏi khảo sát đƣợc chia thành 2

phần.

Phần 1: Thông tin cá nhân ngƣời thực hiện công việc kê khai, kế toán thuế. Trong đó, các dữ liệu đƣợc thu thập bao gồm giới tính, trình độ giáo dục và kinh nghiệm công tác của NNT.

Phần 2: Nội dung khảo sát, bao gồm các phát biểu để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế gồm 24 biến quan sát. Thang đo Likert 5 bậc đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế với quy ƣớc cụ thể nhƣ sau:

“1” = “ Hoàn toàn không đồng ý” “2” = “ Không đồng ý”

“3” = “ Trung lập” “4” = “ Đồng ý”

“5” = “ Hoàn toàn đồng ý”

Xác định kích thước mẫu và tiến hành khảo sát

Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá EFA, cần thu thập dữ liệu với kích thƣớc mẫu ít nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Mô hình nghiên cứu trong luận văn là 24 biến, do đó số lƣợng mẫu tối thiểu phải là 24*5=120 mẫu trở lên.Theo Williams (2006), để tiến hành phân tích dữ liệu thì kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50 và phải lớn hơn 8 lần số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là 50 + 8*8 = 114. Trong giới hạn về thời gian thực hiện đề tài và việc thu hồi phiếu khảo sát, số lƣợng mẫu thực hiện đƣợc là 133 mẫu (133 mẫu hoàn chỉnh nhận đƣợc trong tổng số 200 mẫu phát ra).

Thông tin đƣợc thu thập thông qua việc gửi phiếu khảo sát sử dụng trình ứng dụng của Google và một phần phiếu khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát là nhân viên của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán - thuế chuyên nghiệp tại Đà Nẵng, bảng khảo sát đƣợc chuyền tay qua những ngƣời quen biết thông qua một trung gian lẫn nhau. Các đối tƣợng này đƣợc lựa chọn vì đảm bảo đƣợc sự đa dạng về độ tuổi, về trình độ và kiến thức thuế tƣơng ứng.

Đối với những phiếu khảo sát đƣợc gửi thông qua công cụ Google, phần mềm tự động tổng hợp kết quả thống kê. Đối với những phiếu khảo sát gửi trực tiếp đến ngƣời nộp thuế, tác giả sử dụng chƣơng trình Microsoft Excel để tổng hợp. Sau đó tiến hành các bƣớc làm sạch dữ liệu trƣớc khi xử lý kết quả bằng chƣơng trình SPSS 20.0.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)