PHÂN TÍCH HỒI QUY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 90)

7. Các công trình nghiên cứu liên quan

3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY

Sau khi phân tích nhân tố EFA, các nhân số của từng nhân tố đã đƣợc tự động lƣu lại, chúng đƣợc sử dụng để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa các biến.độc lập đến biến phụ thuộc.

Phƣơng trình hồi quy bội đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Sự thông thạo về thuế của ngƣời nộp thuế Dịch vụ hỗ trợ thuế Thuế suất Tuân thủ thuế Sự phức tạp của chính sách thuế Công tác thanh - kiểm tra thuế

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán về tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế.

là các hệ số hồi quy.

lần lƣợt là các biến độc lập THANHKT, MUCPHAT, THUESUAT, HOTRO, THONGTHAO, PHUCTAP.

Kết quả phân tích hồi quy nhƣ sau:

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

1 ,761a ,579 ,559 ,26911

a. Predictors: (Constant), PHUCTAP, MUCPHAT, THONGTHAO, THANHKT, THUESUAT, HOTRO

Hệ số xác định R2

và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) đƣợc dùng để

đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2

sẽ tăng khi đƣa thêm biến độc lập

vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp

của mô hình. R2

hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.

R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,559 → 55,9% sự biến thiên của tính tuân

thủ thuế đƣợc giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hay nói cách khác, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng tƣơng đối phù hợp với dữ liệu mẫu thu đƣợc là 55,9%.

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta (Constant) 1,143 0,304 3,765 0 THANHKT 0,317 0,042 0,474 7,541 0 MUCPHAT 0,238 0,046 0,315 5,169 0 THUESUAT -0,085 0,032 -0,161 -2,669 0,009 HOTRO 0,148 0,051 0,187 2,892 0,005 THONGTHAO 0,041 0,042 0,058 0,981 0,328 PHUCTAP 0,046 0,038 0,073 1,225 0,223

Giá trị t tƣơng ứng với Sig. của các biến THANHKT, MUCPHAT, THUESUAT, HOTRO đều nhỏ hơn 0,05 nên có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên biến THONGTHAO và biến PHUCTAP có giá trị t tƣơng ứng với Sig. lần lƣợt là 0,328 và 0,223 đều lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê.

Với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị t tƣơng ứng với Sig của các biến THANHKT, MUCPHAT, THUESUAT, HOTRO đều nhỏ hơn 0,05 . Nhƣ vậy ta có phƣơng trình các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế nhƣ sau:

Phƣơng trình cho thấy các nhân tố về công tác thanh – kiểm tra thuế có tác động lớn nhất đến hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế (0,317), kế đến là mức phạt (0,238), tiếp theo là dịch vụ hỗ trợ thuế (0,148), và cuối cùng là nhân tố thuế suất có tác động ngƣợc đến hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế (-0,085).

Mô hình này giải thích đƣợc 55,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc (tuân thủ thuế) do tác động từ các nhân tố: công tác thanh – kiểm tra, mức phạt, thuế suất, dịch vụ hỗ trợ thuế.

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

Tolerance VIF 1 (Constant) THANHKT ,846 1,182 MUCPHAT ,896 1,116 THUESUAT ,915 1,093 HOTRO ,800 1,250 THONGTHAO ,948 1,054 PHUCTAP ,943 1,061

Kết quả phân tích cho thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF rất nhỏ (<10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến.

ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 12,567 6 2,095 28,922 ,000b Residual 9,125 126 ,072 Total 21,693 132

a. Dependent Variable: TUANTHUTHUE

b. Predictors: (Constant), PHUCTAP, MUCPHAT, THONGTHAO, THANHKT, THUESUAT, HOTRO

giá trị F đạt đƣợc tƣơng ứng với Sig. = 0.000 < 0.05. Vì vậy có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc xây dựng phù hợp với tổng thể.

Hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi không cần thiết phải xét đến vì dữ liệu chạy mô hình không phải là dữ liệu chuỗi thời gian mà là dữ liệu chéo.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

STT Nhân tố Biến Giả

thuyết

Kết quả nghiên cứu

1 Công tác thanh – kiểm tra thuế + +

2 Mức phạt + +

3 Thuế suất - -

4 Dịch vụ, hỗ trợ thuế + +

5 Sự thông thạo về thuế của NNT + K

6 Sự phức tạp của chính sách thuế - K

7 Tình trạng tài chính + K

8 Chi phí tuân thủ thuế - K

Trong đó (+): cùng chiều; (-): ngƣợc chiều; (K): không ảnh hƣởng

Biến thứ nhất có ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp là biến công tác thanh – kiểm tra thuế, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến công tác thanh – kiểm tra thuế tác động thuận chiều đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, kết quả này trùng với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới nhƣ Jackson và Jaouen (1989); Jackson và Jaouen (1989); Shanmugam (2003); Dubin (2004); Wittle và Woodbury (1985) và Beron, Tauchen, Wittle (1988). Nhƣ vậy, từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng công tác thanh – kiểm tra thuế càng nhiều thì hành vi tuân thủ thuế càng tăng. Theo lý thuyết hành vi, thái độ ảnh hƣởng mạnh đến hành vi. Công tác thanh

– kiểm tra thuế càng thƣờng xuyên thì càng ảnh hƣởng đến thái độ ngƣời nộp thuế và ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế.

Biến mức phạt là biến thứ hai trong có ảnh hƣởng tới hành vi tuân thủ thuế trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này trùng với kết quả tìm đƣợc trong nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972); Witte và Woodbury (1985); Grasmick và Scott (1982); Hasseldine và cộng sự (2007. Theo đó, mức phạt càng lớn thì hành vi tuân thủ thuế càng tăng. Điều này đƣợc giải thích qua nghiên cứu của Brehm và Brehm (1981) dự đoán rằng bất kỳ nỗ lực nào để kiểm soát con ngƣời thông qua thƣởng, phạt, hoặc giám sát đặc biệt.

Biến tiếp theo có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu là biến thuế. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Whitte và Woodbury (1985); Ali, Cecil và Knoblett (2001); Torgler (2006); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008); Jackson và McKee (1992); Friedland và cộng sự (1978), Park và Hyun (2003). Tuy nhiên kết quả này ngƣợc lại với kết quả nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972); Porcano (1988) cho rằng thuế suất không có ý nghĩa đáng kể đối với việc trốn thuế.

Biến cuối cùng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu là dịch vụ, hỗ trợ thuế. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Palil (2010); Webley (2004). Nghĩa là khi ngƣời nộp thuế đƣợc hỗ trợ nhiều hơn để tự xác định thu nhập chịu thuế, kê khai thuế, nộp thuế và nhận thông báo của cơ quan thuế thì hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thế sẽ tăng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến sự thông thạo về thuế của NNT không có tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Eriksen và Fallan (1996), Lewis (1982). Tuy nhiên lại ngƣợc lại với kết quả của Eriksen và Fallan (1996:387), Lewis (1982). Eriksen và Fallan (1996).

Biến sự phức tạp của chính sách thuế cũng không có ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này ngƣợc lại với kết quả nghiên cứu của Mohani (2001); Mohani và Sheehan (2003, 2004); Silvani và Baer (1997).

Biến tình trạng tài chính không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là không ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vogel (1974) và Warneryd và Walerud (1982), tuy nhiên kết quả này ngƣợc lại với các nghiên cứu của Mohani và Sheehan (2004); Mohani (2001); Palil (2010).

Biến chi phí tuân thủ thuế không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là không có ảnh hƣởng tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kết quả này ngƣợc lại với kết quả trong nghiên cứu của Ritsema (2003).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)