8. Tổng quan tài liệu
2.1.3. Nguồn nhân lực
Lao động bình quân hàng năm khoảng hơn 1.100 người, trong đó lao động trực tiếp chiếm gần 80%. Số lượng lao động hàng năm ổn định, đội ngũ lao
động trẻ, có tay nghề và kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý và điều hành,
đây là tiền đề cho sự phát triển bền vững.
2.1.4. Tình hình hoạt động của công ty những năm gần đây (2012 – 2014 )
Hình 2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 2012 – 2014
Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty Phân Bón Miến Nam
Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty ước đạt 100,36 tỷđồng tăng 0.29 tỷ đồng xấp xỉ tăng 0,29 % so với năm 2012 , 2014 đạt 115,4 tỷ tăng 14,75 tỷđồng xấp xỉ tăng 14,65% so với năm 2013.
35
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phân bón Miền Nam 2012 - 2014
Đơn vị tính : tỷđồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Doanh thu 2999,06 2840,28 2638,86 Lợi nhuận trước thuế 130,82 126,82 146,98 Lợi nhuận sau thuế 100,36 100,65 115,40 Tổng tài sản 1850,06 2126,41 2028,52 Vốn điều lệ 377,00 414,70 435,43 Vốn chủ sở hữu 377,00 414,70 435,43 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh
thu (%) 4,36 4,47 5,57
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng
tài sản (%) 7,07 5,96 7,25 Tỷ suất lợi nhận sau thuế trên vốn chủ
sở hữu (%) 26,62 24,27 26,50
Nguồn : Phòng kế toán – Công ty Phân Bón Miền Nam
Năm 2013 tổng tài sản tăng 276,35 do việc tăng vốn từ cổ phiếu và việc vay vốn ngân hàng để mua máy móc trang thiết bị phụ vụ sản xuất, năm 2014 trả vay ngân hàng nên tổng tài sản giảm 97,89 tỷ so với năm 2013.
Tuy doanh số bị sụt giảm từ năm 2012 nhưng nhìn chung tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu luôn đạt trên 24%/năm. Có được sự thành công này, là nhờ vào việc cải tiến trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất giúp giảm giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận.
Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn 2012- 2014 tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gây gắt của nhiều công ty, đối thủ cạnh tranh như công ty phân bón Việt Nhật, Bình
36
Điền…, hay việc mở thêm nhiều nhà máy sản xuất phân NPK mới ở Việt Nam, cũng như việc nhập khẩu phân NPK do việc gia nhập WTO.
Theo tổng cục thống kế Việt Nam năm 2013, có hơn 500 cơ sở sản xuất phân bón trên cả nước, con số này tăng khoảng 10% so với năm 2012 và đang tiếp tục tăng. Kèm theo đó là việc đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có kinh nghiệm đã và đang đến tuổi về hưu, lớp kế thừa của công ty còn yếu do chưa có chính sách thu hút nhân tài hợp lý, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu niềm tin vào nền nông nghiệp nước nhà.
2.1.5. Tình hình xuất khẩu của Công ty
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh doanh thu các hoạt động 2012-2014
Nguồn : Phòng kinh doanh Công Ty Phân Bón Miền Nam
Nhìn vào doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, có thể dễ ràng nhận ra một xu hướng chung là tăng nhanh doanh thu hoạt động xuất khẩu, cũng như tăng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty qua từng năm, xấp xỉ đạt 30%. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Đạt- Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Phân Bón Miền Nam cho hay: con số này chưa phải là cao, hiện
37
Do đó trong thời gian đến công ty sẽ tiếp túc tăng sản lượng xuất khẩu phân bón. Nếu như doanh sốở mặt hàng xuất khẩu của công ty năm 2012 chỉ ước đạt 753,89 tỷ đồng thì doanh số các mặt hàng xuất khẩu của công ty đã tăng lên con 759,01 tỷ đồng tăng hơn 5,12 tỷ đồng so với năng 2012 xấp xỉ
tăng 6,79 %. Tiếp tục trên đà phát triển, năm 2014 cán bộ và nhân viên công ty đã đưa con số này lên 769,26 tỷđồng, xấp xỉ tăng 13,5 % so với năm 2013. Hiện nay công ty đang chú trọng phát triển các thị trường:
Thị trường các nước Asean
Đây là thị trường có quan hệ gần gũi, lâu năm với Việt Nam và có vị trí
địa lý gần với Việt Nam do đó hàng hoá của Công ty nhập khẩu từ các thị
trường này về có nhiều thuận lợi như: vận chuyển hàng hoá tương đối dễ
dàng, chi phí thấp, ít rủi ro… Mặt khác, các nước Asean đã ký hiệp định về ưu đãi thuế quan chung Asean (CEPT) mà trong đó mặt phân bón là một trong 15 mặt hàng thuộc chương trình giảm thuế nhanh có hiệu lực vào năm 2000 nên hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu đếnc các thị trường này được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn rất nhiều so với các nước ngoài Asean. Đây là một thuận lợi rất lớn cho Công ty. Trên đây là vài nét khái quát chung về
thị trường nhập khẩu của Công ty. Đây cũng là một trong những cơ sở để
Công ty tìm ra giải pháp đúng đắn cho công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu của mình.
Thị trường các nước Châu Phi
Thị trường châu Phi là một trong những thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng và hiện đang có nhu cầu lớn về phân bón các loại nhưng xuất khẩu vào thị trường này cũng khá rủi ro, bởi các ngân hàng ở các nước châu Phi không đảm bảo về thanh toán. Vì vậy hiện công ty đang đề xuất với
Chính phủ Việt Nam ký kết các hiệp định bảo đảm thanh toán với chính phủ các nước châu Phi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung
38
và công ty nói riêng không bị thiệt hại. Điều này giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu không chỉ phân bón mà các sản phẩm khác khi vào lục địa đen. Tình từ năm 2010-2014, theo chỉ đạo từ chính phủ, công ty đã xuất khẩu khoảng 3400 tấn phân NPK qua các nước Châu Phi, theo các hợp đồng hạn ngạch của chính phủ Việt Nam kí kết với các nước Châu Phi. Trong thời gian
đến Công ty sẽ tiếp tục xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn nữa qua các thị trường này thông qua hình thức hạn ngạch
2.1.6. Quy trình sản xuất
Công ty đã đầu tư lắp đặt và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất phân bón NPK 1 hạt bằng công nghệ tạo hạt hơi nước với công suất 50.000 tấn/năm. Với quy trình sản xuất này, sản phẩm của công ty được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.
39
2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN NPK 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Phân NPK là hợp chất đa lượng nhằm cung cấp chất cần thiết cho cây trồng mà bản thân trong đất cung cấp so nhu cầu của cây trồng không đủ.
+ Nitơ: hợp chất Đạm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, thiếu đạm cây phát triển thân lá kèm, là chuyển màu xanh vàng, cây thấp, bông ngắn, hạt lép.
+ Phospho: hợp chất Lân kích thích cây ra rễ mạnh, hình thành nhiều nốt sần, hạt chắc
+ Kali: Hợp chất Kali có tác dụng làm cứng cây quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hòa tan, phân hủy.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất các loại phân đa lượng như Nitơ, phospho, Kali thì lưu huỳnh, canxi và magiê cũng là những chất dinh dưỡng (phân bón trung lượng) đóng vai trò quan trọng thứ 2 được dùng với khối lượng ngày càng tăng. Các nguyên tố như Sắt, Kẽm, Mangan, bo, đồng, tuy
được dùng với khối lượng rất nhỏ (phân bón vi lượng) nhưng lại rất cần thiết cho cây tăng trưởng và phát triển.
Sản phẩm sử dụng cho ngành nông nghiệp, tùy theo từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng phát triển, tùy loại đất để phá triển cho từng
đối tượng cây trồng, mà có kỹ thuật chăm sóc khác nhau.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quy trình quản lý, kỹ thuật. Vì vậy
ảnh hưởng lợi ích rất lớn người sử dụng.
Phân NPK có các loại, phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là việc trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N,P,K…, còn phân phức hợp lại được
40
- Phân NPK 3 màu: Được sản xuất đơn giản chỉ là việc trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, kân, kali với nhau: Thành phần đạm thường sử dụng urê hạt
đục, thành phần lân thường sử dụng DAP và kali thường sử dụng Kcl.
- Phân NPK 1 hạt: Các nguyên liệu ban đầu như SA, ure, DAP (MAP), kali… được nghiền mịn ra trộn theo tỷ lệ nhất định (tùy công thức). Bột trộn sau khi nghiền, phun hơi nước được tạo hạt bằng chảo quay hay thùng quay với phụ gia. Phụ gia vừa có tác dụng điều chỉnh tỷ lệ NPK theo từng công thức riêng biệt vừa có tác dụng chống kết dính, đóng tảng. Nguyên liệu thường được chọn là Diatomit, cao lanh, Zeolite, dầu khoáng… Tuy nhiên
được sử dụng phổ biến nhất là cao lanh, bởi tuy có tính chống đóng tảng không cao nhưng chấp nhận được và rẻ tiền. Các nhà sản xuất phân bón thường sử dụng loại này là chủ yếu.
- Phân NPK phức hợp: Sử dụng công nghệ hóa học, bằng việc dùng axít photphoric và a-xít nitric để phân giải quặng phốt phát. Các sản phẩm này thường có hàm lượng lân cao, tan nhanh nên được nông dân trồng lúa ưu chuộng.
* Các loại phân bón tiên tiến
Do nhu cầu thâm canh, hạ giá thành nông sản, cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được các nhà sản xuất đáp ứng bằng cách ngoài thành phần dinh dưỡng thiết yếu NPK, còn đưa thêm nhiều nguyên tố trung vi lượng (TE) vào sản phẩm.
- Phân chuyên dùng: Mỗi loại cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng và từng loại đất đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên doanh nghiệp đã sản xuất các loại phân chuyên dùng cho lúa, ngô, mía, cây ăn quả… Các loại phân này cũng là phân trộn nhưng đã được tính toán khoa học nên mang lại hiệu quả
41
- Phân bổ sung trung vi lượng (NPK+TE): Là phân NPK có bổ sung thêm một số trung vi lượng như canxi, ma nhê, bo rát, kẽm, đồng … Việc thâm canh cao, tăng vụ đã khiến cho đất thiếu hụt một số trung vi lượng nên việc sử dụng phân này chẳng những đáp ứng được cho nhu cầu của cây làm tăng năng suất, giảm sâu bệnh mà còn làm tăng hiệu quả phân bón, có tác dụng cải tạo đất. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, để cải thiện dinh dưỡng cho cây trồng, người ta thường phải bón đồng thời không chỉ một mà là vài loại phân bón. Trong trường hợp như vậy hoàn toàn không hợp lý khi phải rải trên ruộng từng loại phân bón riêng biệt. Điều này sẽ làm tăng chi phí lao
động và chi phí vật chất để bón phân. Phân NPK khắc phục được những hạn chế trên nhờ các đặc tính sau:
- Giảm được chi phí vận chuyển, lưu trữ và bón phân do chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng trở lên và thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn các loại phân đơn.
- Có tính chất vật lý tốt như: độ hút ẩm thấp, độ rời và độ mịn cao… nên giảm được hao hụt và dễ sử dụng.
- Tăng khả năng thâm nhập đồng thời các chất dinh dưỡng vào cây vì chúng được phân bố hợp lý ở vùng rễ cây. Trong nhiều trường hợp với cùng một lượng các chất dinh dưỡng bón vào đất, phân hỗn hợp cho năng suất cao hơn so với bón phân đơn. Việc gia tăng sử dụng phân bón hóa học trong những năm qua và hệ quả đi kèm là nguy cơ đất bị khai thác nghèo kiệt, thay
đổi lý hóa tính và ô nhiễm môi trường. Muốn hạn chế được tác hại, nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm giá thành nông sản thì việc sử dụng phân bón vừa đủ, cân đối là giải pháp số 1 và phân bón NPK là sự lựa chọn không thể khác, bởi NPK không những chỉ cung cấp dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà cả
42
trong đất. Không chỉ với nước ta mà các nước khác cũng đều nhìn nhận mặt
ưu việt của NPK và coi nó là một tiến bộ kỹ thuật.
2.2.2. Đặc điểm thị trường phân bón NPK
Nước ta thuộc loại "đất chật người đông" nhất thế giới. Năm 2011, dân số đã là 88 triệu người, bình quân 266 người/km2, cao hơn 2 lần mật độ dân số châu Á và cao gấp 5 lần mật số của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp lại càng thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, bằng 2/5 diện tích tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực (tiêu chí của FAO), ít hơn 3 lần so với Trung Quốc và 5 lần so với Thái Lan… (nguồn: http://www.nongnghiep.vn).
Vì điều kiện có hạn nên bất cứ cây trồng gì ở nước ta hiện nay cũng
đều phải nghiên cứu để có hình thức thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, sản lượng. Đối với cây Lúa trước đây chỉ làm 1 vụ, rồi đến 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm, năng suất trung bình cũng tăng từ 50 tạ/ha/vụ lên trên 70 tạ/ha/vụ. Các cây trồng khác như cà phê, cao su, chè… cũng đều phải thâm canh, sử dụng giống mới, ngắn ngày, năng suất cao. Tất cả những điều
đóchứng tỏ rằng nhu cầu sử dung phân bón trong hiện tại và tiếp tục tăng trongthời gian tới. Đây được cao là một trong những thuận lợi cơ bản đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phân bón nói chung và sản phẩm phân bón NPK nói riêng. Hiện nay tại Việt Nam, năng lực, quy mô sản xuất phân bón tổng hợp NPK đạt khoảng hơn 3,5 triệu tấn/năm. Các nhà máy sản xuất phân bón NPK có công suất dao động từ 20 ngàn đến 350 ngàn tấn/năm.
Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ
công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Nói chung là sản xuất phân NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm phân bón NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
43
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: nhu cầu phân bón hóa học cho sản xuất nông nghiệp nước ta trong năm 2014 cần gần 11 triệu tấn các loại, tăng cao hơn so với mức 10,3 triệu tấn năm 2013. Trong đó, nhu cầu phân urê 2,2 triệu tấn, phân SA 900 nghìn tấn, phân kali 960 nghìn tấn, phân DAP 900 nghìn tấn, phân NPK 4 triệu tấn NPK và phân lân 1,8 triệu tấn. Hiện nay, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng phân vô cơ với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 8 triệu tấn các loại. Quan trọng hơn, năng lực sản xuất một số loại phân bón chính (urê, NPK, Lân) – những loại phân bón có ảnh hưởng lớn trên thị trường phân bón đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xu thế tăng cường sử dụng phân bón NPK khoáng thiên nhiên và phân hữu cơ chất lượng cao thay thế
dần dần phân hóa học đang phát triển mạnh như công nghệ hitech, công nghệ
nano, công nghệ tháp cao, công nghệ emzyme, công nghệ sinh học, công nghệ
phân tử nên giá thành sản phẩm các loại phân bón này rất rẻ, sẽ kéo theso các loại phân hóa học khác giảm giá thành đáng kể. Do đó, các sản phẩm phân bón hóa học độc hại, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và môi trường tại Việt Nam về lâu dài nếu không cải tiến và đổi mới công nghệ sẽ bị mất thị phần,