8. Tổng quan tài liệu
3.2.1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường chính trị
- Tình hình chính trị trong nước ổn định
- Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp, hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vậy nên, Nhà nước có nhiều chính sách để khuyến khích, thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Đây là cơ hội cho công ty trong việc tiêu thụ các sản phẩm phân bón NPK.
- Đứng trước tình trạng các địa phương ồạt lấy đất nông nghiệp, nhất là
đất trồng lúa để phục vụ quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, Chính phủđã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để duy trì, bảo vệ
và phát triển quỹđất. Theo đó, diện tích đất trồng lúa của nước ta sẽ được giữ
vững ở 3,8 triệu ha.
- Nhà nước chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nhưng cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nhằm tạo sự phát triển bền vững cho thế hệ sau. Luật Bảo vệ môi trường với những quy định ngày càng cụ thể, khắt khe hơn sẽ tác động đến việc đầu tư kinh phí thay đổi công nghệ trong sản xuất, trong bảo quản, phân phối, sử dụng các sản phẩm phân bón và cả
việc tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất phân bón của các công ty sản xuất – kinh doanh mặt hàng này
61
- Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được quan tâm rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà nhà nước coi trọng đặc biệt. bên cạnh phát triển các ngành phụ trợ cho phát triển như ngành phân bón.
- Thị trường phân bón của việt nam rất lớn các nhà máy sản xuất chỉ
cung cấp 65% nhu cầu cả nước. Chiến lược phát triển ngành phân bón của Bộ
Công thương Việt Nam đến năm 2020 Các nhà máy sản xuất phân bón không những đủ cung cấp thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
- Tuy nhiên, đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP còn thấp so với mức kỳ vọng. Kinh tế tăng trưởng chậm và không ổn định ảnh hưởng không tốt đến quyết
định đầu tư sản xuất và tiêu dùng.
- Đồng tiền Việt Nam giảm giá so với đồng Đô-la Mỹ, điều này sẽ làm giảm khả năng nhập khẩu, tác động đến giá thành sản phẩm vì phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Nhưng đồng tiền Việt Nam được định giá thấp lại kích thích cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của WTO, phân bón nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam, làm cho sự sạnh tranh trên thị trường vốn đã khốc liệt giữa các công ty trong nước thì lại càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, việc thiếu liên kết giữa các nhà nhập khẩu phân bón làm cho số lượng nhập không phù hợp với nhu cầu trong nước
ảnh hưởng rất lớn đến giá phân bón trong nước.
c. Môi trường tự nhiên
Quỹ đất nông nghiệp của nước ta 16.174,435 ha. Khí hậu và đất phù hợp cho phát triển: lúa, ngô, đậu, sắn, mía, cà phê, cao su...trong đó các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên diện tích 2,106,685 ha có
62
Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tại Miền Trung – Tây Nguyên
(Nguồn: http://gdla.gov.vn)
d. Môi trường công nghệ
Công nghệ sản xuất phân bón trên thế giới không ngừng được cải tiến và phát triển nhanh chóng, nhất là tại các nước tiên tiến. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước lại có thêm cơ hội để sử dụng các công nghệ
tiên tiến, thiết bị máy móc hiện đại được nhập từ các nước phát triển như: Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, … để phục vụ nâng cấp công nghệ.
Quy trình sản xuất của công ty Phân Bón Miền Nam theo một quy trình khép kín từ công đoạn đầu vào đến khâu thành phẩm. Máy móc được nhập từ
Nhật Bản, công nghệ tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.
e. Môi trường ngành
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện tại sản xuất phân bón trong
ước đã đáp ứng được 80% nhu cầu. Theo kế hoạch mở rộng công suất và xây dựng nhà máy mới, dự kiến đến năm 2015, sản lượng phân bón sản xuất trong
63
nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước còn phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của các nước có thế mạnh sản xuất phân bón như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, … ngay tại sân nhà.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phân bón của Việt Nam thực hiện ở hai hình thức đó là: sản xuất để kinh doanh và nhập khẩu về
nước để kinh doanh. Các sản phẩm kinh doanh chính của các doanh nghiệp là: phân Đạm, phân Lân, phân Kali, phân NPK, phân DAP, phân SA. Trong số các sản phẩm này thì phân Kali và SA trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu.
f. Môi trường dân số
Dân số việt Nam khoảng 90 triệu người cộng với tỷ lệ gia tăng gia tăng dân số vẫn còn cao, nhất là những vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, trình
độ người dân còn nhiều hạn chế, việc thiếu đói giáp hạt vẫn còn xảy ra. Trước tình hình thiếu đói của một số địa phương, Nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp cứu trợ. Vậy nên vấn đề an ninh lương thực luôn được Nhà nước quan tâm, nhất là trước tình hình diện tích đất trồng lúa được dự báo ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu làm cho đất bị hoang hóa.