QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 27)

huyện

huyện

 Khái niệm QLNN:

QLNN là loại hình quản lý ra đời cùng với sự hình thành của nhà nước. “Quản lý” là đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học đều đưa ra định nghĩa về “quản lý” dưới các góc độ tiếp cận riêng, tuy nhiên về thực chất nội dung các định nghĩa đều có những nét tương đồng phản ánh bản chất của QLNN. “Quản lý” là sự tác động có kế hoạch, điều khiển, định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định để đạt được mục tiêu, ý chí của QLNN.

Hoạt động quản lý diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, do nhiều chủ thể tiến hành trong những phạm vi nhất định. Chủ thể QLNN gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được Nhà nước ủy quyền thực hiện hoạt động QLNN. Các cơ quan nhà nước là chủ thể của QLNN gồm: Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; trong đó, khách thể QLNN là trật tự QLNN, trật tự xã hội do pháp luật quy định. Tuy nhiên tất cả hoạt động quản lý đều hướng đến những mục đích, mục tiêu xác định, trong đó chủ thể nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, xác lập và quyết định.

QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực và mang tính pháp quyền của nhà nước, tác động điều chỉnh tất cả các mặt đời sống, xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, do vậy QLNN được hiểu theo hai phạm vi, nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)