Kinh nghiệm QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn tại huyện Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 43 - 48)

huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc:

Xác định là huyện miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; trên địa bàn hiện chưa có cơ sở công nghiệp lớn, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ ở khu

vực nông thôn chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch xác định là phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường hợp tác với các huyện trong tỉnh, với các địa phương lân cận.

Nhờ đó giai đoạn 2011-2015, toàn huyện có trên 14.300 lao động được giải quyết việc làm, trong đó, giải quyết việc làm trong nước cho 13.930 lao động, XKLĐ 465 người.

Theo số liệu thống kê (đến hết tháng 9/2016), số lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện là trên 36.000 người (chiếm 47,8%); làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại là trên 12.000 người (chiếm 17%), làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là trên 19.000 người (chiếm 26%). Ngoài ra, còn khoảng hơn 5.000 lao động làm trong các lĩnh vực khác và lao động tự do.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND huyện đã chủ động khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của NLĐ, phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Sở NN&PTNT) tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, như: Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng….. Kết quả NLĐ sau khi tham gia các khóa học đã

tích lũy được kiến thức cơ bản, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp như: Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ ở xã Vân Trục, mô hình nuôi lợn theo hình thức trang trại ở xã Quang Sơn, mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính đường nghiệp tại các xã như: Văn Quán, Xuân Lôi, Liên Hòa, Hợp Lý,

Đồng Ích, Đình Chu, Thái Hòa có tổng diện tích 10ha. Tiêu biểu trong chuyển đổi cây trồng có nhiều mô hình chuyển đổi trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi bò sữa, lợn gia cầm. Đến nay, toàn huyện có 52 trang trại, gia trại chăn nuôi và 7 trang trại tổng hợp, giá trị thu nhập từ 200 - 250 triệu/ha, nhiều trang trại, mô hình đạt từ 300 - 350 triệu/ha/năm. Tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện đã có 241 con, giá trị thu hoạch từ bán sữa đạt hơn 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí đạt khoảng 12 tỷ đồng, hiệu quả mang lại khoảng 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm tại chỗ cho 500-600 lao động.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tốt công tác quy hoạch, coi đây là tiền đề để thu hút đầu tư. Hiện huyện Lập Thạch đã quy hoạch chi tiết 3 khu công nghiệp, với tổng diện tích 839,3 ha, gồm Khu công nghiệp Lập Thạch I, II và khu công nghiệp Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa. Ngoài ra, còn có 2 cụm công nghiệp (Thái Hòa - Bắc Bình và Triệu Đề), hiện nay toàn huyện có hơn 230 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, hàng năm tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Điển hình như: Nhà máy Giày da Lập Thạch tại Xuân Lôi, giải quyết việc làm cho 3.500 công nhân, thu nhập bình quân đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng; Nhà máy Giày da Lợi Tín tại thị trấn Lập Thạch, giải quyết việc làm cho 1.050 lao động, Nhà máy sản xuất tai nghe điện thoại tại Xuân Lôi, giải quyết việc làm cho 630 lao động, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, Nhà máy Giày da Lợi Tín hiện đang có nhu cầu tuyển thêm khoảng 3.000 công nhân và hiện nay, có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đang xúc tiến các dự án đầu tư trên địa bàn như: Dự án nhà máy sản xuất đồ điện dân dụng của Công ty TNHH cơ điện Minh Khoa, Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử điện lạnh của Công ty Cổ phần Nagakawa (Việt Nam); Dự án Nhà máy may thời trang Hoplun của Công ty TNHH Chang An International

Fashion Limited (Hồng Kong); Dự án Nhà máy may quần áo bơi lội FWKK Vina của Công ty TNHH United Tech Holding (Hồng Kong)…hứa hẹn sẽ giải quyết tăng thêm cho khoảng 5.000 lao động của địa phương với mức thu nhập trung bình từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, vấn đề phát triển làng nghề được huyện Lập Thạch quan tâm. Để giúp lao động có vốn phát triển kinh tế, huyện phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người dân vay vốn thông qua các tổ chức: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.... Từ năm 2011-2015, toàn huyện có 487 hộ được vay vốn học nghề, giải quyết việc làm với tổng số tiền trên 9,8 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Lập Thạch vẫn duy trì, phát huy hiệu quả ở một số làng nghề truyền thống, gồm: Làng nghề đan lát thôn Triệu Xá, xã Triệu Đề; thôn Xuân Lan và thôn Nhật Tân, xã Văn Quán. Mỗi làng nghề có hàng trăm hộ gia đình tham gia, không những đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động tại địa phương, thu nhập bình quân từ 1-1,2 triệu đồng/người/tháng, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào việc nâng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng năm của huyện.

Huyện Lập Thạch vốn được biết đến với thế mạnh trong phát trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, trong khi hoạt động thương mại dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn; trong những năm gần đây, huyện Lập Thạch đã xác định thương mại - dịch vụ là ngành mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế. Năm 2014, tổng doanh thu ở lĩnh vực này đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 75,19% so với cùng kỳ năm 2010; khuyến khích người dân chuyển đổi sang nghề buôn bán, kinh doanh dịch vụ, kinh doanh dịch vụ vận tải, sửa chữa, thiết bị máy móc, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... Hệ thống chợ trên địa bàn huyện có 13 chợ, trong đó 9 chợ đang hoạt động và 4 chợ đang xây dựng góp phần tăng

khả năng luân chuyển hàng hóa, đã tạo rất nhiều việc làm mới. Tiêu biểu có thị trấn Lập Thạch trong những năm qua, thương mại dịch vụ của thị trấn có chuyển biến tích cực, với hơn 1.200 hộ tham gia sản xuất kinh doanh, tăng hơn 500 hộ so với năm 2010, với doanh thu năm 2014 đạt trên 80 tỷ đồng.

Bên cạnh giải quyết việc làm tại chỗ, huyện phối hợp với các đơn vị có chức năng như Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên và các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín tổ chức mở các đợt tuyên truyền, tư vấn thường xuyên. Tạo điều kiện về thủ tục vay vốn xuất cảnh dành cho người đi XKLĐ; toàn huyện có hiện toàn tỉnh có hơn 20 nghìn lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài như Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc... Nguồn thu nhập có được của người đi XKLĐ gửi về góp phần không nhỏ việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mang lại những tín hiệu tích cực cho công tác giải quyết việc làm.

Đoàn Thanh niên làm tốt công tác tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) thực hiện các chủ trương, chương trình, dự án phát triển kinh tế; phối hợp mở 40 lớp chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cho hơn 3.200 lượt ĐVTN tham gia. Hiện nay, toàn huyện có trên 500 mô hình phát triển kinh tế do ĐVTN làm chủ, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả cao, đến nay, đã có 17/20 cơ sở đoàn các xã, thị trấn có tổ tiết kiệm vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ trên 28 tỷ đồng, vay vốn từ “Quỹ tài năng trẻ” với tổng dư nợ hơn 150 triệu đồng.

Với những chính sách thiết thực, đồng bộ, thực hiện quyết liệt các giải pháp, phần lớn lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lập Thạch đã có việc làm ổn định. Để giải quyết việc làm cho NLĐ một cách bền vững, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức, truyền nghề cho lao động trên địa

bàn; làm tốt công tác giới thiệu việc làm, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, tạo lập các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp và nhân rộng; chú trọng duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)