Kinh nghiệm quản lý việc làm của thanh niên ở nông thôn tại huyện Quỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 48 - 51)

huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số 279.977; có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn). Từ năm 2010 đến 2015, chính quyền huyện Quỳnh Lưu đã ban hành nhiều chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đến năm 2015, dân số toàn huyện có 263.858 người, dân số nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động 157.952 người, chiếm tới 61,51%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 62,06% (Đào tạo nghề đạt 49,01%, tăng 25,36%, so với năm 2010).

Đến nay, số NLĐ được đào tạo nghề bình quân mỗi năm là 5.445 người, lao động đã được đào tạo nghề trong 5 năm (từ năm 2010 - 2015) là 27.216 người. Để có được kết quả trên, năm 2011 huyện đã ban hành Đề án số 745/ĐA-UBND về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong giai đoạn này, huyện đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho trên 1.400 lượt người là những cán bộ chủ chốt thuộc Ban Chỉ đạo xã, BCH Đoàn Thanh niên, hội; phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, các Trường Trung cấp dạy nghề trong và ngoài huyện tổ chức 09 cuộc tư vấn về học nghề tại các cụm xã, thị trấn; 87 buổi tư vấn học nghề cho trên 13.500 học sinh; 28 cuộc tư vấn học nghề cho trên 5.250 NLĐ; tổ chức tư vấn phân luồng cho 2.574 lượt học sinh tốt nghiệp THCS và THPT, dạy nghề

cho 368 học sinh sau khi chỉ học đến hết THCS...Đặc biệt, để nâng cao năng lực QLNN về việc làm cho thanh niên, UBND huyện Quỳnh Lưu tổ chức lớp tập huấn công tác cải cách hành chính và QLNN về thanh niên cho các đối tượng là chủ tịch, phó chủ tịch, công chức văn phòng, công chức tư pháp hộ tịch 33 xã, thị trấn thông qua các khái niệm về nhà nước, quyền lực nhà nước, QLNN, quản lý hành chính nhà nước; thể chế nhà nước…

Cùng với đào tạo nghề, huyện đã lãnh đạo phát triển về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại nổi lên các mô hình tiêu biểu như mô hình chế biến nước mắm tại An Hòa, Quỳnh Thọ; mô hình kinh doanh rau sạch của Hợp tác xã rau Phú Lương, mô hình Hợp tác xã vận tải Sự Chuyên; mô hình kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Tài… Đến nay, một số làng nghề như: nghề mộc cao cấp, chế biến hải sản, nghề bún được phát huy, đồng thời du nhập thêm nghề mới như nghề làm miến, hoa cây cảnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, bộ mặt kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc. Điển hình như nghề mộc mỹ nghệ và dân dụng ở Quỳnh Hưng, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Bá, Quỳnh Hồng, nghề chế biến hải sản ở Quỳnh Long, An Hòa, hương trầm Quỳnh Đôi, miến Quỳnh Hậu. Toàn huyện hiện có 728 mô hình sản xuất kinh doanh, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 478 mô hình, công nghiệp xây dựng có 64 mô hình, dịch vụ thương mại có 186 mô hình. Điều khá đặc biệt, trong số những mô hình đem lại hiệu quả cao kinh tế cao thì có sự hiện diện của nhiều mô hình thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã được phát triển nhân rộng trên địa bàn và tạo việc làm ổn định cho 65.800 lao động. Tổng số lao động được tạo việc làm mới giai đoạn 2011 - 2015 là 13.410 người (Trung bình mỗi năm có 2.682 lao động); thu nhập bình quân của lao động đạt từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đây là chủ trương đúng đắn tạo ra được sự chuyển biến tích cực đó chính là nhờ quy hoạch, đầu tư hợp lý, ứng

dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới cơ cấu giống, dịch chuyển sản xuất theo đúng định hướng.

Để chuyển biến rõ nét trên từng lĩnh vực, huyện Quỳnh Lưu đã triển khai nhiều phong trào thi đua đa dạng nội dung, hình thức và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo ra một phong trào phát triển kinh tế, điển hình: Phong trào thi đua ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Phong trào trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu phục và chế biến, xuất khẩu; Phong trào chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung như nuôi trâu, bò hàng hóa, nuôi gia súc, gia cầm; Phong trào đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; Phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào Thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi; phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo,...

Xác định xuất khẩu đi lao động nước ngoài là một trong những hướng đi giúp xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân ở địa phương, chính vì vậy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng; ưu tiên chính sách hỗ trợ về vốn cho các hộ nghèo, hộ có công với cách mạng, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiếu số, đối tượng là thanh niên đi XKLĐ. Nhờ đó hàng năm, toàn huyện có trên 900 người tham gia xuất khẩu ở nhiều nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia.., bình quân mỗi lao động có thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng/tháng, một năm các lao động gửi về địa phương gần 130 tỷ đồng, số tiền ấy đã góp phần nâng cao thu nhập hộ gia đình và là đòn bẩy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Từ thực tế tạo việc làm ở huyện Quỳnh Lưu cho thấy, để quản lý tốt được vấn đề việc làm nói chung và việc làm của thanh niên, thanh niên ở

nông thôn nói riêng, thì công tác dạy nghề, hướng nghiệp cần được coi trọng và triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế trong quản lý việc làm ở huyện Quỳnh Lưu cần được rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý việc làm của nhà nước, như: Số lao động chưa được đào tạo nghề vẫn còn khá cao; số lao động chưa có việc làm ổn định tỉ lệ còn nhiều, thiếu bền vững; công tác phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các trường THCS, THPT trong định hướng, phân luồng, tư vấn nghề cho học sinh chậm đổi mới về hình thức, phương pháp; một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa sự chú trọng đến công tác dạy nghề, tuyên truyền, vận động, bố trí việc làm sau đào tạo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)