Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 39)

QLNN về lao động, thực tế là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động. Hoạt động QLLĐ của Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong QLNN về lao động, các cơ quan này sẽ tác động vào đối tượng quản lý nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia vào QHLĐ theo định hướng mà Nhà nước đã đặt ra. Vì, trong chuỗi chu trình tạo ra của cải vật chất thì vai trò nhân lực là nhân tố không thể thiếu để tổ chức thực hiện, cho nên Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất trong tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có việc sử dụng lao động.

- Về phương diện kinh tế - xã hội, việc QLLĐ của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, bởi việc sử

dụng, khai thác nguồn nhân lực quốc gia có tác động trực tiếp tới việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, để quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn.

- Về phương diện pháp lý, QLLĐ là chỉ những hoạt động hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực chính sách quốc gia về lao động. Nhà nước là chủ thể có quyền lực pháp lý lớn nhất bảo đảm môi trường pháp lý, thể chế thuận lợi cho việc xác lập QHLĐ là vấn đề cốt lõi và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Đồng thời thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý để hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các QHLĐ.

Nhà nước thực hiện việc QLLĐ trong nền kinh tế thị trường trước hết là để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia QHLĐ, hướng dẫn NLĐ và NSDLĐ xây dựng mối QHLĐ. Là chủ sử dụng lao động, NSDLĐ có quyền quản lý NLĐ; trong đó, quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền không thể thiếu trong quá trình duy trì mối QHLĐ giữa các bên tham gia QHLĐ. Như vậy, hoạt động QLLĐ của NSDLĐ là quyền mà Nhà nước dành cho các chủ thể sử dụng lao động; mục đích việc QLLĐ của Nhà nước thể hiện sự điều hành cả ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quá trình QLLĐ, tổ chức thanh tra, kiểm tra quá trình thi hành chính sách, pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình QHLĐ.

Theo qui định, QLNN về lao động có thể khái quát thành 3 nội dung cơ bản sau:

- Các hoạt động nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật, chính sách về lao động. Đây là hoạt động mang tính nền tảng thể hiện quyền lực Nhà nước về lao động. Vì, chỉ khi ban hành được các văn bản phù hợp thì mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo việc thực hiện tốt pháp luật lao động trong thực tế.

- Tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về lao động. Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật lao động, việc làm là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, trong nội dung cơ bản này còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê thông tin lao động, thị trường lao động, mở rộng hợp tác quốc tế về lao động.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật về lao động, thông qua nội dung này nhằm đảm bảo quyền lực Nhà nước trong việc

thực thi pháp luật lao động, tăng cường pháp chế, kịp thời phát hiện các sai phạm, xử lý theo đúng pháp luật, hạn chế tranh chấp lao động phát sinh trong thực tiễn. Trên tất cả, qua công tác kiểm tra, thanh tra giúp Nhà nước phát hiện ra những hạn chế, bất cập, bổ sung sửa đổi, bịt kín những kẽ hở của hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về lao động đã ban hành để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao năng lực QLNN về lao động được toàn diện.

Đối với thông tin thị trường lao động, có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời mang tính dự báo để phục vụ công tác đào tạo, đáp ứng nguồn cung phù hợp. Trong thị trường lao động, NLĐ được coi là có việc làm khi có người mua hàng hóa sức lao động mà họ muốn và ngược lại, khi NLĐ mong muốn bán sức lao động mà không tìm được người mua, thì bị coi là thất nghiệp. Về cơ bản, thị trường lao động được cấu thành từ ba đặc điểm: Đó là cung, cầu của thị trường lao động và giá cả sức lao động hay mức tiền công, tiền lương mà tại đó người sở hữu sức lao động đồng ý làm việc.

Để quản lý tốt về những thông tin thị trường lao động, các cơ quan nhà nước quản lý về lao động thực hiện thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động.

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương”.

Như vậy, để khảng định được quyền lực trong lĩnh vực lao động thì nội dung QLLĐ, thông tin thị trường lao động của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng:

Thứ nhất, QLLĐ của Nhà nước thể hiện vị trí, vai trò của Nhà nước trong xã hội. Việc thực hiện QLLĐ trong nền kinh tế thị trường là để bảo vệ các bên tham gia QHLĐ, đảm bảo chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm thông qua hệ thống cơ quan QLNN về lao động các cấp nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia QHLĐ.

Thứ hai, quản lý thông tin thị trường lao động góp phần phát triển thị trường lao động năng động, cạnh tranh, minh bạch và thống nhất.

Ở phạm vi cấp huyện, Nhà nước thực hiện quản lý các thông tin về thị trường lao động hay được hiểu là thông tin liên quan đến thị trường mua bán sức lao động như: Số lượng lao động, nguồn cung lao động, phân bố lao động, cơ cấu lao động (về độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề…); nhu cầu về lao động, thông tin các nhà tuyển dụng; các chính sách về thị trường lao động; quy định về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động…UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện việc thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của NLĐ, đồng thời UBND xã, huyện có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của NLĐ,

NSDLĐ được ghi chép trong sổ Cung lao động, sổ Cầu lao động. Ngoài ra, đưa thông tin đầy đủ, chính xác không chỉ tới đối tượng NLĐ và doanh nghiệp mà còn giúp các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đào tạo đúng ngành, nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)