Tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp huyện làm công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 91 - 95)

làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn

Bên cạnh hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước thì việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn là một trong những nội dung quan trọng mang tính chiến lược tầm nhìn trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung, cải cách hành chính nhà nước trong bộ máy chính quyền cấp huyện nói riêng. Trong xu thế phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, trí tuệ của loài người không ngừng được bổ sung thì yêu cầu đội ngũ cán bộ cần có tri thức khoa học xã hội phong phú và tri thức khoa học kỹ thuật sâu rộng mà trước hết vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực đang đảm nhiệm cũng như tri thức tổ chức lãnh đạo hiện đại và cả tư duy kỹ năng lãnh đạo. Do vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong nền hành chính nhà nước là nội dung cải cách mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN, để xây dựng nhà nước giữ vai trò kiến tạo, là yếu tố giữ vai trò quyết định và chi phối toàn bộ mọi hoạt động của nền hành chính nhà nước nói chung cũng như quản lý về việc làm của thanh niên ở nông thôn nói riêng mang tính chất cơ bản, xuyên suốt.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên đủ về số lượng, có chất lượng tốt, có cơ cấu hợp lý, độ tuổi phù hợp, có tính ưu việt: Gọn nhẹ, chuyên sâu, có năng lực tổ chức điều hành, định hướng đa dạng hóa, cụ thể hóa và triển khai chủ trương, chính sách về lĩnh vực việc làm. Đội ngũ cán bộ quản lý phải giỏi công việc ở cấp mình - Am hiểu công việc của cấp dưới - Thông thạo công việc của cấp trên, có đủ tố chất 3 trong 1 “Vừa làm lãnh đạo, vừa làm quản lý, vừa làm chuyên

gia”. Xây dựng chính sách luân chuyển cả 3 chiều: Lên - Xuống - Ngang đảm bảo tính kế thừa và tạo hiệu ứng tích cực trong công việc. Thông qua đào tạo, đánh giá qua thực tiễn hoạt động công việc tìm ra người tài để lãnh đạo, chỉ huy và sử dụng người tài.

Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm ở cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, cần phải tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây:

Một là, xây dựng hệ thống và chuẩn hóa các tiêu chí tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm ở cấp huyện. Chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo quản lý cơ cở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc làm, việc làm cho thanh niên ở nông thôn một cách hiệu quả. Thực hiện tuyển dụng đúng người, đúng việc; hàng năm thực hiện sàng lọc và thải loại những cán bộ không đủ tố chất, phẩm chất, năng lực theo quan điểm có tuyển vào, thì cũng có loại ra theo nguyên tắc “Nước muốn trong thì phải chảy”. Trong đánh giá, giao việc cần tập trung những yếu tố cơ bản sau:

- Đề cao, phát huy năng lực, giao quyền chủ động ở mức cao nhất và gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, vì người xuất sắc không sinh ra từ đám đông, mà từ những hạt nhân. Chỉ có những người được coi là hạt nhân mới

nắm bắt được cục diện chung, có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động của tổ chức; khi đứng trước một tình huống người đứng đầu bao giờ cũng có năng lực tùy biến, có cái nhìn khác biệt dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về xu thế của ngành, xã hội, về mặt thể chế, có tri thức quản lý, ứng biến kịp thời với các tình huống phức.

- Luôn tạo ra việc khó để phát hiện người tài, tạo ra thách thức trong công việc để người tài có cơ hội sáng tạo, cống hiến.

- Giao việc theo quan điểm “giao đầu, kiểm tra đáy”, tức là: Giao việc cho người đứng đầu, kiểm tra về nhận thức, kết quả hoàn thành của nhân viên, có như vậy mới biết được năng lực quản lý, lãnh đạo thực sự của cán bộ.

- Đánh giá công việc đúng hàm lượng chất xám tạo ra, lấy công việc và hiệu quả công việc làm thước đo tiêu chí lựa chọn nhân sự, thông qua đánh giá, kết quả hoàn thành nhiệm vụ để lựa chọn, sắp xếp vị trí chức danh công

tác “Vì việc xếp người không vì người xếp việc”.

Hiện nay, việc tuyển dụng công chức ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong bộ máy nhà nước, vẫn chủ yếu dựa trên các quy định về tiêu chí chung đối với công chức tại Luật Cán bộ. Các quy định trong Luật Cán bộ, công chức mang tính chất khái quát cao, điều này vừa gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, vừa là kẽ hở cho những người không đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, hệ quả làm chậm sự phát triển của địa phương.

Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện nói riêng theo định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này vừa mang những đặc điểm chung của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính nhà nước, vừa mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án của cấp trên đối với địa bàn. Theo đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phải là công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp huyện trực tiếp đang làm việc ở lĩnh vực QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn, trọng tâm là công

chức làm việc ở Phòng LĐTBXH và các công chức thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo UBND cấp huyện trong QLNN về việc làm.

Thứ hai, để thực hiện chuyên môn hóa, chuẩn xác chức năng, nhiệm vụ của bộ máy QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện thì nội dung, chương trình đào tạo phải luôn gắn với đặc tính nghề nghiệp như tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm,… Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc điểm này thể hiện tính mục đích rõ nét của đào tạo, cho nên nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện luôn có các đặc thù sau đây:

- Mang tính nghề nghiệp cụ thể: Ngoài cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ QLNN về việc làm còn phải chú trọng trang bị các kiến thức, pháp luật chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Mang tính toàn diện: Phải có kết cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn các vấn đề đang diễn ra tại địa phương, gắn thực hành với lý thuyết, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập kinh tế

quốc tế cho từng chức danh. Vì thế, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng loại đối tượng để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức.

Thứ ba, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp huyện nói riêng, phải hiện đại, tính mô phạm cao, tạo được sự chủ động, tạo năng lực tư duy đánh giá độc lập, đặc biệt là giải quyết các tình huống cụ thể

để đảm bảo khi công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ phải tuân theo được trình tự, thủ tục chặt chẽ quy định của pháp luật và sự chủ động sáng tạo, áp dụng pháp luật vào thực tiễn một cách chính xác.

Ba là, thay đổi phương thức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ. Nghiên cứu các giải pháp dần thay đổi cái nhìn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ đối với đội ngũ bồi dưỡng cán bộ, công chức QLNN nói chung, cán bộ làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn nói riêng theo quan điểm: Việc học là công việc của bản thân, cá nhân tự thân chủ động hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ công việc, Nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra yêu cầu, đánh giá, nghi nhận theo tiêu chuẩn từng chức danh; có như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về việc làm mới được nâng lên, Nhà nước sẽ tiết kiệm được ngân sách chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung vì việc đi học của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)