Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 88 - 91)

thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm củathanh niên ở nông thôn thanh niên ở nông thôn

Điều 35, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”; như vậy, việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của NLĐ để bảo đảm cuộc sống và phát triển toàn diện. Trước đây, lĩnh vực việc làm được lồng ghép trong hệ thống thể chế về lao động nói chung (Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề…) nên chưa thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực việc làm với tính cách độc lập. Việc ban hành Luật Việc làm năm 2013 là một bước tiến đáng kể về mặt trình độ lập pháp ở Việt Nam bởi tính thống nhất, tính toàn diện và tính nhất quán các quy định của pháp luật về việc làm trong một văn bản luật. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng nhằm tạo cơ hội việc làm theo hướng bền vững cho mọi lao động trong xã hội, trong đó bao gồm lao động là thanh niên

ở nông thôn.

Hệ thống thể chế việc làm nói chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm nói riêng là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu bảo đảm bình đẳng và thúc đẩy cơ hội việc làm cho mọi NLĐ, hướng đến mục tiêu có việc làm bền vững, việc làm an toàn cho NLĐ góp phần trực tiếp tạo nên hiệu lực, hiệu quả của QLNN về việc làm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó pháp luật luôn được đặt ở vị trí thượng tôn, pháp luật là khung khổ để thiết lập các ràng buộc, xác lập các quyền, nghĩa vụ của đối tượng quản lý.

Trong thực tế, các văn bản quy phạm quy định pháp luật về việc làm của thanh niên ở nông thôn hiện nay được đề cập rất ít, cụ thể tại Điều 21 của Luật Việc làm năm 2013 về hỗ trợ việc làm cho thanh niên: “1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm;

2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây: a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho

thanh niên; b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp”.

Đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước đối với việc làm cho thanh niên, tại Khoản 1 Điều 18 Luật Thanh niên năm 2005 cũng chỉ có quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên

sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm”.

Đối với đối tượng là lao động khu vực ở nông thôn nói chung được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Việc làm năm 2013 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ học nghề cho NLĐ gắn với chuyển dịch việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn. Những quy định này mới dừng lại ở mức tạo lập tiền đề, trong thực tiễn chưa có khả năng tổ chức thực hiện. Trong khi đó, việc ban hành các văn bản pháp quy để hướng dẫn, quy định chi tiết các điều khoản này lại chưa có, văn bản cũ thì đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều vấn đề mới phát sinh cần được pháp luật điều chỉnh. Như vậy, thể chế về việc làm nói chung, việc làm đối với thanh niên ở nông thôn nói riêng còn chưa mang tính đồng bộ, các nội dung mới dừng lại ở quy định khung, chưa đủ điều kiện để triển khai quản lý trên thực tiễn nhằm trực tiếp tạo việc làm cho thanh niên ở nông thôn.

Để các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH, đặc biệt là trên lĩnh vực việc làm đối với lao động là thanh niên ở nông thôn thì Chính phủ và Bộ LĐTBXH cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định cụ thể, hướng dẫn các điều, khoản đã nêu để thể hiện tính đồng bộ của hệ thống pháp luật trên cơ sở pháp điển hoá các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm hiện hành; hoàn thiện chính sách pháp luật về việc làm, điều chỉnh thống nhất những vấn đề liên quan đến việc làm đối với mọi NLĐ. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện và đánh giá quá trình thực

hiện QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn tại các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)