Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.

- Quản lý lao động (QLLĐ), thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.

- Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

- Hợp tác quốc tế về việc làm.

Trong 06 (sáu) nội dung QLNN về việc làm, Chính phủ thống nhất quản lý theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền về mặt quản lý cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, có những nội dung do cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương thực hiện, có những nội dung chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện, trong đó có những nội dung do tất cả các cơ quan cùng thực hiện trong phạm vi thẩm quyền pháp luật quy định. Trong 04 (Bốn) nội dung QLNN về việc làm được phân cấp cho cấp huyện, bao gồm:

1.2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềviệc làm: việc làm:

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm bao gồm Luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về lao động và việc làm nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng, các văn bản triển khai, hướng dẫn của từng địa phương trên cơ sở mang tính thực tiễn quản lý.

Theo nguyên tắc QLNN, cơ quan nhà nước cấp dưới chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật về việc làm

bao gồm: Quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thông tin thị trường lao động; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm và QLNN về việc làm. Hệ thống này về nguyên tắc luôn đảm bảo tính thống nhất với tư cách là một chỉnh thể nhất quán xuyên suốt, có khả năng áp dụng trong phạm vi cả nước; đồng thời phải đảm bảo có tính linh hoạt, tính thích ứng khi áp dụng vào điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Bởi vậy, hệ thống các quy định của pháp luật về việc làm được các cơ quan ở Trung ương ban hành thường có tính khái quát rất cao, có khung điều chỉnh phạm vi tương đối rộng; trong khi đó, khi tổ chức thực hiện mỗi địa phương phải ban hành các văn bản quy định cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương mình trên cơ sở ánh xạ, không đi ngược lại tính pháp lý các quy định của cấp trên đã ban hành, đồng thời làm cho pháp luật có tính khả dụng trên thực tế.

Đối với cấp huyện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm gồm có các Nghị quyết quy phạm của HĐND về việc làm, các quyết định quy phạm của UBND ban hành về việc làm. Các văn bản này là cụ thể hóa Luật Việc làm, các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Việc làm và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh trực tiếp về việc làm; đó là công việc khởi tạo, xác lập mối quan hệ đan xen có tính phức tạp và dẫn chiếu liên quan nhau. Khi nghiên cứu các quy định do cấp huyện ban hành về việc làm, không thể không xem xét các quy định liên quan của cấp trên trong cùng lĩnh vực đó để có tính kế thừa, xuyên suốt và thống nhất trong cùng nội dung công việc.

Như vậy có thể cho rằng, nội dung QLNN của cấp huyện về việc làm bao gồm việc áp dụng một cách thụ động khi vận dụng các định cụ thể của cấp trên mà không cần có văn bản triển khai thêm. Bên cạnh đó, tiếp cận ở góc độ khác, sự áp dụng pháp luật về việc làm của chính quyền cấp huyện

cũng mang tính chủ động, linh hoạt thông qua công việc điều hành (hành chính) bằng việc ban hành hệ thống văn bản triển khai cho địa phương mình đối với những quy định mang tính khái quát cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)