Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 53 - 56)

Hoạt động QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên, thanh niên ở nông thôn nói riêng tại các địa phương được phân cấp quản lý trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với các điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội địa phương. Do vậy, thực tiễn QLNN về việc làm của lao động nông thôn, trong đó có cả lao động là thanh niên ở nông thôn trên các địa bàn trong

cả nước vừa có những nét chung, vừa có những nét đặc trưng riêng của từng nơi; có thể khảng định, quản lý tốt việc làm cho thành niên nông thôn là phương pháp tối ưu tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, giữ vững bình ổn an ninh, chính trị, xã hội, tuy nhiên là một quá trình phải trải qua nhiều nấc thang của sự phát triển.

Tóm lại: Kinh nghiệm QLNN về việc làm ở các địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương như sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của địa phương theo hướng tập trung về mặt quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất; liên kết hoặc tạo điều kiện khuyến khích xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Thứ hai, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên ở nông thôn một cách bền vững. Trong đó, đa dạng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với lộ trình, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xem là giải pháp bao trùm nhất.

Thứ ba, tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, phân cấp quản lý nguồn vốn rành mạch, rõ ràng, tránh trùng lặp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với tổ chức Đoàn thanh niên để hỗ trợ vốn cho thanh niên ở nông thôn lập thân, lập nghiệp.

tìm thị trường "đầu ra" cho nông phẩm hàng hóa từ địa phương sản xuất ra.

Năm là, tổng kết mô hình trang trại, mạnh dạn khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng hóa nông phẩm chuyên canh, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tiểu kết chương 1

QLNN về việc làm của lao động nông thôn nói chung, lao động là thanh niên ở nông thôn nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cụ thể, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trực tiếp góp phần tạo ra việc làm, đáp ứng nhu cầu về việc làm của thanh niên ở nông thôn.

QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn đảm trách các vai trò cơ bản gồm: Bảo đảm thực hiện chức năng quản lý việc làm của thanh niên ở nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, giữ vững bình ổn môi trường an ninh chính trị, hạn chế biến động dân số cơ học giúp giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước thông qua 6 nội dung quan trọng trong QLNN về việc làm; đối với ở cấp huyện gồm 4 nội dung là: (1). Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm; (2). Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm; (3). QLLĐ, thông tin thị trường lao động và kiểm tra, thanh tra, giải quyết KN, TC; (4). Xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN,

TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Khái quát chung về huyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)