Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57 - 64)

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm (2010 -1015), dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự cố gắng của toàn dân trong huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, kinh tế của huyện Thanh Miện là một trong những địa phương tăng trưởng khá tốt so với các huyện lân cận trong tỉnh, giá trị sản xuất tăng bình quân 5 năm qua là 9,18%/năm (Mục tiêu tăng trưởng là 10,5%/năm). Kinh tế của huyện phát triển đồng đều trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập tính bình quân đầu người đạt 25.000.000 đồng/người (Năm 2015), tăng 14.200.000 đồng/người so với năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Thanh Miện

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm Năm

tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tăng trưởng kinh tế % 9,00 9,15 9,10 9,12 9,32 9,40 - Ngành nông nghiệp, 2,85 3,81 2,86 3,90 0,62 3,52 thuỷ sản - Ngành công nghiệp, 13,70 13,52 12,82 10,92 20,09 12,30 xây dựng - Ngành dịch vụ, thương 14,01 12,29 13,50 14,43 15,38 14,98 mại 2 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1.395,2 1.772,5 2.107,3 2.368,9 2.759,6 3.079,1

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm Năm tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 - Ngành công nghiệp, 315,7 424,5 521,6 520,9 701 805,8 xây dựng - Ngành dịch vụ, thương 244,7 328,8 414,3 450,6 543 646 mại

3 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 100 (giá hiện hành) - Ngành nông nghiệp, 59,83 57,50 55,59 58,99 54,92 52,85 thuỷ sản - Ngành công nghiệp, 22,63 23,95 24,75 21,99 25,40 26,17 xây dựng - Ngành dịch vụ, thương 17,54 18,55 19,66 19,02 19,68 20,98 mại

4 Thu nhập bình quân Triệu đồng 10,8 13,72 16,35 18,90 22,47 24,98 đầu người

5 Tỷ lệ hộ nghèo % 20,01 16,01 14,50 10,81 8,88 6,80 6 Tổng nhân khẩu Người 129.184129.191128.886125.339122.813123.263

7 Mật độ dân số Người/Km2 1.056 1.012 1.005 1.024 1.004 1.007 8 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,74 0,92 0,99 0,97 0,99 0,96

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Miện)

Với số liệu trên, có thể thấy giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế của huyện nhìn chung có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần đều qua các năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm rõ rệt trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 2,93%/năm, giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 13,89%/năm, trong đó giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng cao nhất với tỉ lệ bình quân đạt 14,1%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 26,17% vào năm 2015 và tăng 3,54% so với năm 2010. Cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ chiếm 20,98% vào năm 2015 và

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế  Kinh tế nông nghiệp:

Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Thanh Miện đã lãnh đạo địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tập trung huy động mọi nguồn lực hiện có cho thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; chỉ đạo có hiệu quả việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2015 đạt 1.627,3 tỷ đồng tăng hơn 1,9 lần so với năm 2010. Giá trị bình quân về mặt kinh tế thu được trên 1 ha đất canh tác đạt 80.000.000 đồng/năm. Dự báo cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020: Nông nghiệp 90,01% - thuỷ sản 9,99%.

*Kinh tế công nghiệp - xây dựng:

Về sản xuất công nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn huyện, tuy nhiên cho đến nay chưa phát triển, nguyên nhân có nhiều yếu tố khách quan tác động đến. Do vậy, huyện Thanh Miện đã tập trung phát triển làng nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: Khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc, sản xuất đồ nhựa, cơ khí máy móc nông nghiệp, may công nghiệp...

Cũng trong giai đoạn này, phát triển thêm 4 làng nghề, nâng lũy kế lên 7 làng nghề trên toàn huyện; một số làng nghề có quy mô sản xuất lớn như tranh thêu ở thôn An Dương, sản xuất bánh đa ở thôn Hội Yên xã Chi Lăng Nam, làng nghề đan tre ở thôn Đan Giáp xã Thanh Giang... Nhìn chung hoạt động các làng nghề có tính ổn định, mang tính hiệu quả kinh tế, đã tạo thêm một số việc làm, việc làm tại chỗ và NLĐ có thu nhập khá cao so với mặt bằng ở địa phương.

805,8 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2010, chiếm 26,17% trong tổng cơ cấu các ngành toàn huyện.

 Kinh tế dịch vụ

Hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện trong nhưng năm qua phát triển đa dạng, một số loại hình như dịch văn hoá, dịch vụ cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng, nguyên liệu phục vụ sản xuất phát triển khá mạnh và rộng khắp. Hệ thống chợ nông thôn từng bước được quy hoạch, cải tạo, nâng cấp, mở rộng.

Nguồn thu nhập đem lại từ dịch vụ lao động ngoại tỉnh và XKLĐ ra nước ngoài đang có nhiều đóng góp tích cực vào sự thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế của địa phương huyện (Đạt khoảng trên 100 tỷ đồng/năm).

Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại đạt 646 tỷ đồng năm 2015, chiếm 20,98% cơ cấu kinh tế, tăng 2,6 lần so với năm 2010.

2.1.2.3. Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục của huyện Thanh Miện luôn được coi trọng đổi mới, mạng lưới giáo dục của huyện được tổ chức khá hợp lý cho cả 4 cấp học. Với số trường học 19 trường tiểu học, 20 trường THCS, 4 trường THPT, 38 trường, cơ sở giáo dục mầm non. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo quan tâm đúng mức.

Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là khá tốt so với mặt bằng chung các huyện trong tỉnh. Có 34 trường dạy và học đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học được đào tạo cơ bản với mức chuẩn cao; tỷ lệ học sinh đến trường cũng đạt chỉ tiêu cao (100% trẻ 5 tuổi đã đến trường). Trang thiết bị, cơ sở trường, lớp ngày càng được quan tâm đầu tư quy hoạch mang tính tổng thể. Công tác xã hội hoá giáo dục nhìn chung được tổ chức chặt chẽ và đã thu hút nhiều nguồn lực trong huyện đầu tư vào cơ sở vật chất để đáp ứng cho sự nghiệp trồng người.

khăn như: Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển giáo dục còn nhiều hạn chế (Như: thiết bị thực hành, tra cứu...); thiếu đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có trình độ chuyên sâu, đạt chuẩn ngang tầm quốc gia.

2.1.2.4. Dân số

Diện tích, dân số và mật độ dân số của huyện năm 2015 là 123.263 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.007 người/km2. Các địa phương cấp xã có mật độ dân số đông gồm: Thị trấn, xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha, xã Chi Lăng Bắc, xã Tiền Phong và tập trung ít trên địa bàn xã Lê Hồng, xã Cao Thắng, xã Ngô Quyền, xã Đoàn Kết.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2015 huyện Thanh Miện

Năm 2000 Năm 2010 Năm 2015

Xã (Thị trấn) Dân số Dân số Dân số

Mật độ Diện tích dân số trung bình trung bình trung bình (Km2) (người/K

(người) (người) (người) m2)

1 TT. Thanh Miện 8.994 8.793 9.065 6,02 1.506 2 Xã Ngô Quyền 6.970 7.667 7.904 9,61 822 3 Xã Tân Trào 5.721 6.073 6.261 7,21 868 4 Xã Đoàn Kết 5.943 6.537 6.739 7,47 902 5 Xã Hồng Quang 7.662 7.878 8.122 9,23 880 6 Xã Thanh Tùng 5.781 5.259 5.422 4,82 1.125 7 Xã Đoàn Tùng 6.677 7.345 7.572 5,54 1.367 8 Xã Phạm Kha 5.865 6.451 6.651 4,86 1.369 9 Xã Lam Sơn 5.495 6.045 6.232 6,86 908 10 Xã Lê Hồng 5.804 6.385 6.582 9,32 706 11 Xã Hùng Sơn 4.847 3.131 3.228 3,42 944

Năm 2000 Năm 2010 Năm 2015

Xã (Thị trấn) Dân số Dân số Dân số

Mật độ Diện tích dân số trung bình trung bình trung bình (Km2) (người/K

(người) (người) (người) m2)

12 Xã Tứ Cường 8.360 8.976 9.254 9,17 1.009

13 Xã Cao Thắng 5.615 5.076 5.233 6,07 862

14 Xã Ngũ Hùng 7.919 7.590 7.825 8,71 898

15 Xã Chi Lăng Nam 4.335 4.769 4.916 5,27 933 16 Xã Chi Lăng Bắc 5.884 6.473 6.673 5,3 1.259 17 Xã Thanh Giang 6.868 7.554 7.788 6,5 1.198

18 Xã Diên Hồng 4.462 2.708 2.792 3,08 906

19 Xã Tiền Phong 5.413 4.854 5.004 3,91 1.280

Tổng 108.696 129.184 123.263 122,37 1.007

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Miện)

Tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010 - 2015 là 1,10%, tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm luôn giữ được ở mức 0,97%. Tuy nhiên tỷ lệ số ca sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ chênh lệch giới tính nam/nữ ở trẻ sơ sinh vẫn còn ở mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)