Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam, là con đường ngắn nhất đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào đời sống xã hội, tạo thành ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
Tuyên truyền pháp luật không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, hoặc không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi hành động cũ, thói quen mang tính truyền thống đã ăn sâu vào suy nghĩ, hành động mà cần phải làm cho cá nhân đó suy nghĩ không cũ về những điều không mới với một tinh thần mới, quan điểm mới, tư duy mới và tạo ra thói quen hành động có lợi cho việc thực thi các quy định của pháp luật một cách tự giác, củng cố chân lý giá trị cốt lõi: Cái không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi để đạt mục tiêu đã đề ra.
PBGDPL là một từ được ghép giữa “Phổ biến pháp luật” và “Giáo dục pháp luật”. Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 2003) thì “Phổ biến là làm cho đông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” [22, tr 785].
- Phổ biến pháp luật có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức phổ biến khác và là một bộ phận không thể tách rời trong tổng thể các hình thức PBGDPL. Đối tượng phổ biến có tác động ở phạm vi rộng, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Thông qua phổ biến, đăng tải thông tin pháp luật
trên các phương tiện truyền tin, kết hợp với tư vấn pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Phổ biến pháp luật còn nhằm làm cho các đối tượng nắm,
hiểu rõ các quy định để thực hiện pháp luật trên thực tế một cách đồng nhất. - Trong đó: “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [45].
Giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng, được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính phủ, Các bộ, ngành Trung ương, UBND các cấp) hướng đến nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung có phạm vi rộng hơn so với phổ biến và chứa đựng mục đích chính trị lớn hơn.
Ở nước ta hiện nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật các tác giả đã khá đồng nhất về khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống nhằm nâng cao tri thức pháp luật (Bằng phương pháp: Thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành, nâng cao ý thức cho các đối tượng tính thượng tôn pháp luật.
Bản chất pháp luật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp, nó mang tính ưu việt của nền dân chủ nước ta, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội, hướng tới xây dựng một xã hội lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trên tất cả là quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện cụ thể trong hiến pháp và các văn ban quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, dù những quy định pháp luật có tốt đẹp nhưng không được nhân dân biết đến thì vẫn không đi vào cuộc sống.
Tóm lại, Pháp luật chính là phương tiện quan trọng hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội, cũng là phương tiện cho mỗi công dân nói chung, NLĐ nói riêng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiểu theo nghĩa rộng PBGDPL là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các tiến trình phục
vụ cho việc thực hiện PBGDPL (Định hướng, lập chương trình, áp dụng, triển khai, kiểm tra, đôn đốc…); hiểu theo nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật và hình thành ở họ những hành vi phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Do vậy, công tác PBGDPL giúp cho đối tượng nhận thức được những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống; làm tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL sẽ giúp cho người dân nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập.
Trong pháp luật về việc làm thì PBGDPL là chuyển tải các quy định của pháp luật về việc làm vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật về việc làm dù bằng hình thức nào thì trước hết từng chủ thể trong xã hội phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và công tác tuyên truyền, PBGDPL tiến hành không bài bản thì dù công tác xây dựng pháp luật được thiết lập chặt chẽ đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật.