Quy trình triển khai thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 37)

Thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT là việc đưa chính sách BTXH đối với TEKT vào thực tế nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Việc thực thi chính sách BTXH đối vớiTEKT do hệ thống các cơ quan quận, huyện tổ chức thực hiện. Để có thể đạt được mục tiêu chính sách nhìn chung quy trình triển khai thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xây dựng và ban hành kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT ở quận, huyện.

Để thực hiện chính sách, UBND quận, huyện phối hợp với phòng LĐTB&XH ban hành kế hoạch để cụ thể hóa mục tiêu là thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn mình như thế nào và giải pháp theo từng giai đoạn hay địa bàn cụ thể. Để làm được điều đó cần tiến hành các hoạt động sau:

- Nghiên cứu nội dung chính sách BTXH đối với TEKT từ đó xác định các chương trình cần phải được ban hành.

- Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch nêu trên xuống các phường, xã theo đúng chủ trương và pháp luật của Đảng và nhà nước đã quy định.

Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT ở quận, huyện.

Phòng LĐTB&XH được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch và triển khai thực hiện xuống các phường, xã sau khi được UBND quận, huyện phê duyệt.

Mặc dù việc tổ chức thực thi các chính sách cụ thể có thể có nhiều khâu khác nhau, tuy nhiên vẫn bao gồm các hoạt động sau:

- Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách;

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung của chính sách;

- Tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần có để triển khai kế hoạch;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để triển khai thực thi chính sách;

- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.

Bước 3: Sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận, huyện.

Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình dự án giúp cho UBND quận (huyện), phòng LĐTBXH và UBND các phường, xã rút ra được kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những cách nhìn khái quát hơn, kinh nghiệm hơn cho những lần thực thi tiếp sau.

UBND các phường, xã tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT và báo cáo lên cấp trên; trong báo cáo tổng kết, đánh giá cần có các nội dung sau: quá trình triển khai thực hiện,

những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên.

UBND quận, huyện tiến hành tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng kết thực thi chính sách dựa trên những báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá của các phường, xã; sau đó báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách với cấp trên.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách

Việc thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách BTXH đối với TEKT, môi trường thực thi chính sách BTXH đối với TEKT, bản thân TEKT, và nguồn lực. Các yếu tố này ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT như sau:

1.4.1.Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Nếu hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách BTXH đối với TEKT được thực hiện với các hình thức phù hợp sẽ giúp TEKT cũng như gia đình người khuyết tật và xã hội sẽ nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật từ đó họ sẽ nắm vững được các quy trình thủ tục để hưởng trợ giúp, cũng như các quyền và nghĩa vụ của họ từ đó việc thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa việc tuyên truyền phổ biến chính sách trợ giúp TEKT lại chưa được quan tâm đúng mức, nên người dân địa phương chậm chạp trong việc tiếp cận với các chính sách hiện hành về TEKT; điều đó gây cản trở trong việc thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT tại địa bàn.

1.4.2. Môi trường thực thi chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Môi trường thực thi chính sách bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Yếu tố này ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách BTXH đối với TEKT như sau:

+ Môi trường chính trị: Những năm gần đây, tình hình chính trị trên địa bàn quận Đống Đa tương đối ổn định, nên việc thực hiện chính sách BTXH cho TEKT diễn ra tương đối thuận lợi, được các cấp chính quyền ngày càng quan tâm.

+ Môi trường kinh tế: Kinh tế quận Đống Đa ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao; tuy nhiên phần lớn các gia đình có con em là TEKT, không có thời gian chăm sóc, quan tâm, chia sẻ để giúp đỡ TEKT. Những điều đó dẫn đến việc thực hiện các chính sách BTXH cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa còn thiếu hiệu quả, chưa được gia đình và xã hội quan tâm đúng mức.

+ Môi trường văn hóa - xã hội: Một số người dân địa phương còn tỏ ra ghê sợ, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với TEKT; điều đó gây cản trở cho TEKT khi họ tham gia các hoạt động vui chơi của cộng đồng; do đó ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện chính sách BTXH cho TEKT.

1.4.3. Bản thân trẻ em khuyết tật

TEKT là những người có sức khỏe yếu, khó khăn trong việc đi lại, hạn chế trong giao tiếp và tiếp cận các thông tin về chính sách; ngoài ra, mỗi TEKT lại có các dạng tật khác nhau nên nhu cầu về trợ giúp cũng khác nhau do đó khó có thể đáp ứng được một cách tốt nhất về các nhu cầu trợ giúp của TEKT.

1.4.4. Nguồn lực

Các nguồn lực như nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất dùng để thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa đều rất hạn hẹp. Những điều đó dẫn đến việc thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT chưa đạt hiệu quả cao.

1.4.5. Năng lực thực thi chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật của cán bộ quản lý và công chức

Đ

.

ận Đống Đa

Thực hiện và triển khai kế hoạch số 3663/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 19/6/2017 về việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho

NKT trên địa bàn Thành phố năm 2017-2018 và cùng với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước; Kế hoạch nhằm mục tiêu tăng cường việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2017-2018 trên địa bàn Thành phố nhằm tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để đông đảo người khuyết tật biết quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ này; Tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng) cho người khuyết tật. UBND Thành phố yêu cầu các hoạt động trợ giúp pháp lý phải bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại “Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020” của Thủ tướng Chính phủ. Các hoạt động cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ các đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện. Đồng thời, có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho ngườikhuyếttật.

Theo số liệu thống kê năm 2016, số người khuyết tật trên địa bàn Thành phố là 98.792 người. Vì vậy, việc trợ giúp pháp lý cần tập trung một số nội dung:

Tiếp tục trợ giúp pháp lý với hình thức phù hợp cho các dạng tật tại nơi cư trú, sinh sống của người khuyết tật, trong đó, chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khi có yêu cầu; Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Mỗi năm, tổ chức từ 4 đến 5 cuộc tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn TP.Tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp

lý theo lĩnh vực pháp luật có liên quan đến cuộc sống của người khuyết tật. Mỗi năm, thực hiện khảo sát từ 1.500 đến 2.000 người khuyết tật ở các khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố. Mỗi năm, thực hiện từ 25 đến 30 đợt tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới, pháp luật liên quan đến các chính sách đối với người khuyết tật tại nơi ở, nơi làm việc của họ.Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Trợ giúp pháp lý và các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; biên soạn và phát hành tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác cho người khuyết tật; lồng ghép việc truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Tuy nhiên mỗi một vùng miền đều có những đặc trưng kinh tế và văn hóa xã hội nói riêng nên khi thực hiện các chính sách đó cũng cần có những cách thức áp dụng khác nhau.

Với một số quận huyện ngoại thành của Hà Nội thì thực hiện chính sách một cách linh hoạt và phải căn cứ vào mức sống của từng người dân trên địa bàn xã. Như huyện Ba Vì - Hà Nội: Đã tuân thủ thực hiện theo Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010 và các nghị định thông tư hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật tuy nhiên khi áp dụng vào địa phương cũng đã căn cứ vào một số yếu tố tác động như hộ nghèo và cận nghèo( chỉ tiêu nghèo không giống như các hộ trong nội thành) từ đó áp dụng vào địa phương mình một cách linh động và hiệu quả hơn, giúp cho các đối tượng được hỗ trợ một cách tối đa và hiệu quả nhất.

Như Quận Thanh Xuân với các chỉ tiêu kinh tế văn hóa xã hội giống như Quận Đống Đa nhưng khi thực hiện áp dụng cho trẻ khuyết tật Quận Thanh Xuân cũng có các chính sách thêm cho các đối tượng này như có quà các

ngày Khuyết tật Việt Nam, hay tặng quà các ngày tết thiếu nhi ở cho TEKT….,từ đó ta thấy được rằng việc thực hiện các chính sách ở mỗi địa phương có sự áp dụng và thực hiện phong phú khác nhau nhằm mang lại thêm các quyền lợi cho các trẻ khuyết tật.

Từ các quận huyện trên ta thấy được để thực hiện tốt hơn nữa trong việc thực hiện chính sách đối với TEKT trên địa bàn quận mình ngoài việc thực hiện các chủ trương chung ra Quận cũng đã có các kế hoạch cho từng giai đoạn đối với TEKT và cũng đã xây dựng kế hoạch cho từng năm nhằm thực hiện tốt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa cho các đối tượng này.Có thể đến một số kế hoạch như Kế hoạch 122/Kh-UBND ngày 21/6/2017 về việc rà soát Người cao tuổi, Người khuyết tật trên địa bàn Quận Đống Đa năm 2017, hay như kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 26/6/2017 về việc tổ chức diễn đàn trẻ em, TEKT quận Đống Đa năm 2017 trong đó có một nội dung rất quan trọng đó là: Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đặc biệt chú ý đến vấn nạn này với trẻ em khuyết tật.

Tiểu kết Chƣơng 1

Với mục tiêu là cung cấp cơ sở lý luận cho Chương 2, trong Chương 1 đã trình bày khái quát các nội dung sau:

- Luận văn đã làm rõ những lý luận về TEKT như: khái niệm trẻ em, khái niệm khuyết tật, khái niệm người khuyết tật, khái niệm TEKT các đặc điểm của TEKT, các dạng khuyết tật, các nguyên nhân gây ra khuyết tật.

- Luận cũng đã trình bày những lý luận cơ bản về chính sách, chính sách BTXH đối với TEKT.

- Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra những lý luận về thực thi chính sách BTXH đối với TEKT, vai trò của việc thực thi chính sách BTXH, quy trình thực thi chính sách BTXH đối với TEKT và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách BTXH đối với TEK

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

ỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý:

Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).

b, Điều kiện tự nhiên:

- Đặc điểm địa hình: Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm dân số

- Diện tích và dân số: Quận Đống Đa có diện tích khoảng 9,95km2, gồm 21 phường với dân số trên 400.110 người và có trụ sở chính tại 279 Tôn Đức Thắng.

- Con người và lịch sử: Đất có linh thiêng mới sản sinh ra người tài, Đống Đa là nơi địa linh nhân kiệt. Con người sinh ra trên đất Đống Đa, có người từ nơi khác đến, nhưng đạt đỉnh cao sự nghiệp lại ở nơi ”đất lành chim

đậu” này; có thể kể đến những nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Mai Anh Tuấn…..

2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa

Về truyền thống văn hóa, Đống Đa là một kho tàng phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể không chỉ cho mình, của mình mà còn góp phần đáng kể vào mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Theo thống kê của phòng Văn hóa thông tin quận Đống Đa, trên địa bàn Quận hiện có hơn 50 di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc - kiến trúc và cách mạng-kháng chiến, trong đó có 34 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, một số di do Thành phố Hà Nội công nhận. Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội, v.v.

2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nhiệm kỳ qua, cùng với Thủ đô, quận Đống Đa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, giải quyết khối lượng công việc lớn, có nhiều việc mới, khó khăn, phức tạp phát sinh. Song, bám sát chỉ đạo của thành phố, Ban Chấp hành Đảng bộ quận đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, chú trọng đổi mới công tác lãnh đạo, phong cách làm việc; phát huy nguồn lực, thế mạnh; lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, vượt quá khó khăn và đạt nhiều thành tích nổi bật như: kinh tế phát triển với giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,62%/ năm với cơ cấu chuyển dịch đúng với đặc thù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)