Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 76)

2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân về chính sách và thực hiện chính sách

a) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp dạy nghề và việc làm - Nguyên nhân về chính sách:

+ Trong Luật người khuyết tật năm 2010 chỉ khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và sử dụng lao động là TEKT. Do đó, doanh nghiệp sẽ tùy theo điều kiện, khả năng, nhu cầu của mình mà quyết định có nhận đào tạo nghề cho TEKT vào làm việc hay không. Đây là một bất cập vì tâm lý của hầu hết các doanh nghiệp là không muốn nhận TEKT vào đào tạo nghề và làm việc vì khi nhận TEKT vào làm việc họ phải đầu tư cơ sở vật chất cho TEKT, khó khăn trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, và yêu cầu TEKT làm việc.

+ Thời gian hỗ trợ học nghề chưa phù hợp: hầu hết TEKT mới chỉ được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Cơ sở dạy nghề cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa còn ít. Việc dạy nghề và giải quyết việc làm phần lớn là do các tổ chức nhân đạo, thiện nguyện đảm nhận.

+ Công tác dạy nghề cho TEKT đang được lồng ghép với các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, nên dạy nghề cho TEKT chưa được quan tâm đúng mức.

+ Mỗi dạng tật của TEKT chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chi phí cao hơn dạy nghề thông thường. + Nguồn kinh phí để thực hiện mở các lớp dạy nghề cho TEKT còn hạn chế.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến về các lớp dạy nghề cho TEKT chưa được thực hiện tốt, dẫn đến TEKT, gia đình TEKT nắm bắt thông tin không kịp thời.

b) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp y tế - Nguyên nhân về chính sách:

+ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các dụng cụ hỗ trợ PHCN như chân tay giả, nẹp, xe lăn… không nằm trong danh sách bảo hiểm chi trả.

+ Ngoài ra, theo quy định hiện hành chỉ có TEKT đặc biệt nặng và TEKT nặng mới được cấp TBHYT miễn phí, còn TEKT nhẹ không nằm trong đối tượng được hưởng chế độ này.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Hầu hết các cơ sở y tế cấp xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho TEKT. Bên cạnh đó, rất ít trạm y tế phường thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của TEKT theo quy định của Luật Người khuyết tật và thái độ phục vụ bệnh nhân của một số cán bộ y tế còn chưa tốt.

+ Công tác thăm, khám cho các bà mẹ có thai để phát hiện khuyết tật sớm còn chưa được quan tâm.

+ Nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực phục hồi chức năng còn hạn chế.

+ Phần lớn hộ gia đình có TEKT đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế bị hạn chế (đặc biệt các chi phí bị phát sinh cao như: chi phí đi lại, chăm sóc, ăn ở, thuốc men,…vượt quá tài chính của hộ gia đình có TEKT), điều đó dẫn đến việc TEKT bị hạn chế về cơ hội tham gia khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

c) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp văn hóa, thể dục, thể thao - Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Chưa có cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục thể thao dành riêng cho TEKT dẫn đến việc thu hút TEKT tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao còn hạn chế.

+ Các hoạt động, chương trình dành cho TEKT chỉ mang tính phong trào, không hoạt động thường xuyên.

d) Nguyên nhân về chính sách trợ cấp xã hội - Nguyên nhân về chính sách:

+ Mức trợ cấp hàng tháng cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa chưa cao.

+ Chính quyền địa phương cũng chưa có các chính sách hỗ trợ riêng nào cho TEKT nên cuộc sống của TEKT cũng như gia đình TEKT còn gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp còn phức tạp, phải qua nhiều cấp, và mất nhiều thời gian chờ đợi.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Chưa huy động được nhiều sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng với việc nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên nguồn vốn hỗ trợ cho TEKT còn hạn chế.

+ Ở cấp phường, cán bộ văn hóa xã hội chỉ có một biên chế, lại kiệm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau do đó việc xét duyệt hồ sơ, hay thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho TEKT còn chậm.

e) Nguyên nhân về chính sách hỗ trợ giáo dục - Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Hiện nay, trên địa bàn quận Đống Đa không có trường chuyên biệt dành riêng cho TEKT.

+ Bên cạnh đó, số lượng giáo viên trên địa bàn quận Đống Đa được đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít. Do đó, chất lượng giáo dục cho các em học sinh khuyết tật chưa đạt được kết quả cao.

+ Ngoài ra, trẻ em khuyết tật chủ yếu đi học hòa nhập ở các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn; trong khi đó cơ sở vật chất ở các trường học này lại không phù hợp với TEKT như: bậc thang cao khiến cho học sinh khó khăn khi đến lớp, các dụng cụ hỗ trợ học tập học tập.

2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân từ trẻ em khuyết tật, gia đình trẻ em khuyết tật và cộng đồng xã hội

a) Nguyên nhân từ trẻ em khuyết tật

- Do tâm lý TEKT luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, coi mình là gánh nặng của gia đình và xã hội; trong khi đó tự ti là một trong những rào cản lớn của TEKT khi muốn hòa nhập cộng đồng.

- Bên cạnh những người có ý chí vươn lên thì vẫn còn một số TEKT còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự nuôi dưỡng và bao bọc của gia đình và xã hội.

- Do bị ảnh hưởng bởi khiếm khuyết nên TEKT đa số có sức khỏe không tốt, khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đó là những rào cản khiến cho TEKT có cơ hội việc làm thấp, khả năng tham gia các hoạt động xã hội cũng hạn chế, và khả

năng tiếp cận các thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng hạn chế do đó họ không nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước, không được thụ hưởng các chính sách đáng lẽ ra họ được hưởng.

b) Nguyên nhân từ gia đình có trẻ em khuyết tật và cộng đồng xã hội - Bên cạnh những người muốn đưa con em mình đi học, tham gia các hoạt động xã hội thì vẫn còn những phụ huynh có tâm lý lo sợ con em mình bị tổn thương nên đôi khi không dám cho họ tiếp xúc với bên ngoài, dẫn đến việc TEKT bị cô lập, quanh quẩn trong nhà; ít trải nghiệm cuộc sống, khi gặp sự cố thường khó tự giải quyết.

- Các doanh nghiệp sợ rằng năng suất lao động của TEKT không cao, phải mất nhiều chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho TEKT.

- Do suy nghĩ, quan điểm của một bộ phận người dân còn mang tính nặng nề, phân biệt đối xử đối với TEKT. Cụ thể, năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh, được thể hiện như Bảng 2.7 và Bảng 2.8.

Bảng 2.7. Thái độ của cộng đồng với TEKT

Nội dung Tỷ lệ (%)

Đáng thương 98 – 99

TEKT là người ỷ lại 18 – 32

TEKT không thể có cuộc sống bình thường 40 – 59,4

TEKT bị như vậy là do số phận 56 - 65

TEKT đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như vậy vì

họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước 14 - 21

+ Từ số liệu thống kê Bảng 2.7, chúng ta có thể thấy rằng: Tình trạng kỳ thị phân biệt với TEKT diễn ra phổ biến, thái độ của xã hội đối với TEKT còn nặng nề. Trong số những người được khảo sát thì số người cho rằng TEKT là người đáng thương chiếm tỷ lệ cao nhất (98 % - 99%); và số người cho rằng gặp phải TEKT là vận đen chiếm tỷ lệ thấp nhất 17%.

Bảng 2.8. Thái độ của gia đình NKT đối với TEKT

Nội dung Tỷ lệ (%)

Coi thường TEKT 16

Coi là gánh nặng suốt cuộc đời 40

Coi là vô dụng 20,7

Thường xuyên bị lăng mạ 14,2

Bỏ mặc không chăm sóc 8,5

Bỏ rơi 7,1

Không cho ăn 4,3

Khóa/xích trong nhà 10,2

Bắt đi ăn xin 1,5

+ Từ Bảng 2.8, chúng ta thấy rằng: Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với TEKT diễn ra ngay trong chính gia đình người khuyết tật. Số gia đình coi TEKT là gánh nặng suốt đời chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), và TEKT bị bắt đi ăn xin chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,5%); thậm chí TEKT còn bị chính người thân trong gia đình coi là gánh nặng suốt đời (40%); coi là vô dụng (20,7%); lăng mạ (14,2%); khóa/xích trong nhà (10,2%); hay bị bỏ đói, không cho ăn ( 4,3%).

+ Những con số thống kê từ Bảng 2.7 và Bảng 2.8 phản ánh phần nào thực trạng kỳ thị của xã hội và gia đình người khuyết tật đối với TEKT; Chính những điều đó là một trong những nguyên nhân khiến cho TEKT cảm thấy tủi thân, khiến họ bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội.

Tiểu kết chƣơng 2

Quận Đống Đa

Quận Đống Đa. Với mục tiêu là làm rõ thực trạng thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 - 2017 để làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp cho Chương 3, trong Chương 2 luận văn đã trình bày những nội dung sau:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Đống Đa;

- Khái quát về TEKT tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với những vấn đề cơ bản như: hoàn cảnh gia đình, tình trạng việc làm.

- Chương 2 cũng làm rõ thực trạng triển khai thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa với những nội dung: quy trình chung trong việc triển khai thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT; quy trình thực hiện của từng chính sách cụ thể; những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với trẻ em khuyết tật

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong đó có TEKT

Điều đó được thể hiện thông qua việc ban hành các văn bản luật, chính sách nhằm hỗ trợ cho các đối tượng này với mục đích giúp họ cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Quyết định số 1019/QĐ-TTG ngày 5 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Nội dung chính của Đề án được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, mục tiêu tổng quát:

+ Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

+ Hằng năm 90% số TEKT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

+ 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.

+ 300.000 TEKT trong độ tuổi được học nghề và tạo việc làm phù hợp. + 100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

+ Ít nhất 80% TEKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.

+ 50% TEKT được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

+ 30% TEKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.

+ 100% TEKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

+ 80% cán bộ làm công tác BTXH được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác BTXH đối với TEKT; 60% gia đình có TEKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 50% TEKT được tập huấn các kỹ năng sống.

+

-

+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và giúp đỡ TEKT, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp TEKT; Tiếp tục mô hình giáo dục hòa nhập, học văn hóa kết hợp với phục hồi chức năng cho TEKT.

+ Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp TEKT;

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho TEKT.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho TEKT.

KT. +

3.2. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa

Căn cứ vào các chính sách hiện hành về trợ giúp người khuyết tật và các kết quả thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2011 - 2017, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT tại quận Đống Đa giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm huy động cộng đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách cộng đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách

Cần tiếp tục và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về người khuyết tật thông qua các hình thức như: sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội,…để người dân địa phương cũng như gia đình TEKT có thể nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về TEKT. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tích cực để tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi ứng xử của xã hội đối với TEKT cũng như trong thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT.

Huy động sự tham gia của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội người mù và các tổ chức chi hội trên địa bàn quận Đống Đa để đẩy mạnh việc

tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT để góp phần trợ giúp, giảm bớt khó khăn cho TEKT, và từng bước thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)