Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Nhìn chung, qua 6 năm thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của quận ủy, UBND quận, sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể từ quận đến các phường, quận Đống Đa đã thực hiện tốt các chính sách BTXH đối với TEKT; tích cực huy động các nguồn lực từ xã hội để thực hiện trợ giúp đột xuất giúp TEKT hòa nhập cộng đồng cũng như phát triển tiềm năng của TEKT, đóng góp chung vào quá trình phát triển của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Thứ nhất, mức chuẩn trợ cấp xã hội cho TEKT có chiều hướng tăng cao hơn để phù hợp với mức sống của người dân, tuy nhiên mức trợ cấp này đôi khi không phù hợp với nhiều đối tượng, hệ số trợ cấp chỉ căn cứ vào mức độ khuyết tật chứ không xem xét hoàn cảnh gia đình của TEKT; việc xét trợ cấp phải qua nhiều cấp điều đó đôi khi khiến cho TEKT bị chậm trong việc thụ hưởng chế độ.

- Thứ hai, cán bộ phụ trách văn hóa xã hội ở cấp phường chỉ có biên chế một người, dẫn đến tình trạng họ kiêm nhiệm rất nhiều mảng: người có công, người cao tuổi, bảo hiểm y tế.… dẫn đến việc xét duyệt trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật trở nên mất thời gian và chậm, điều đó dẫn đến việc hưởng các quyền lợi của đối tượng thụ hưởng.

- Thứ ba, cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây người dân địa phương đã quan tâm, nắm bắt kịp thời hơn đến các chính sách BTXH đối với TEKT, có nhiều chương trình thiện nguyện, cứu trợ cho các đối tượng yếu thế trong đó có nhóm TEKT. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn có thái độ và cách nhìn nhận về TEKT chưa cởi mở; đâu đó vẫn có quan niệm cho rằng TEKT là gánh nặng cho gia đình, hay TEKT không thể làm việc, do đó vẫn có tình trạng phân biệt đối xử và kỳ thị TEKT.

- Thứ tư, Nhà nước có những quy định rõ ràng về những ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động khuyết tật. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ hội vừa học nghề vừa làm việc làm dành cho TEKT trên địa bàn quận lại không cao; người tuyển dụng lao động có xu hướng tuyển những lao động phải đáp ứng một cách tốt nhất về sản lượng, chất lượng cũng như thời gian lao động do bị ảnh hưởng bởi những khiếm khuyết nên TEKT không thể đáp ứng những yêu cầu đó đồng nghĩa với điều đó là cơ hội được làm việc của TEKT tại các doanh nghiệp cũng bị giảm đi. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận Đống Đa hiện hay không có cơ sở đào tạo nghề giành riêng cho TEKT, điều đó khiến cho lao động khuyết tật tại quận Đống Đa gặp nhiều khó khăn.

- Thứ năm, các chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao đối với TEKT tuy đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên các chương trình văn hóa, giao lưu văn nghệ dành cho TEKT chỉ mạng tính chất phong trào, không hoạt động thường xuyên mà thường hoạt động vào các dịp lễ tết.

- Thứ sáu, TEKT trên địa bàn quận phần lớn đã được hưởng các chính sách trợ giúp về y tế như: khám, chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế; tuy nhiên thì tỷ lệ TEKT được phẫu thuật chỉnh hình còn ít.

- Thứ bảy, số trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa đến trường không cao, thậm chí có những người chưa bao giờ đi học, do đó mức nhận thức về văn hóa của các em cũng thấp.

- Thứ tám, nguồn ngân sách thực hiện BTXH chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa động viên được nhiều tiềm năng và sức mạnh tổng hợp của người dân địa phương cùng chung tay giúp đỡ TEKT.

- Thứ chín, công tác kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động hỗ trợ TEKT không thường xuyên,

- Thứ mười, sự phối hợp giữa các ban nghành, đoàn thể và các phường trong thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT thiếu chặt chẽ, hài hòa, không đồng bộ nên hạn chế kết quả thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)