Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm huy động cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 86)

cộng đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách

Cần tiếp tục và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về người khuyết tật thông qua các hình thức như: sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội,…để người dân địa phương cũng như gia đình TEKT có thể nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về TEKT. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tích cực để tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi ứng xử của xã hội đối với TEKT cũng như trong thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT.

Huy động sự tham gia của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội người mù và các tổ chức chi hội trên địa bàn quận Đống Đa để đẩy mạnh việc

tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT để góp phần trợ giúp, giảm bớt khó khăn cho TEKT, và từng bước thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

3.2.2. Giải pháp về ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính

UBND quận Đống Đa cần tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường khảo sát số lượng, mức độ, và các dạng khuyết tật, cũng như nhu cầu của TEKT trên địa bàn về học tập, văn hóa, việc làm để làm cơ sở cho việc lập ra các kế hoạch trợ giúp TEKT với nội dung cụ thể, mục tiêu rõ ràng và thống nhất việc thực hiện giữa các địa phương để tránh sự chồng chéo, thiếu hiệu quả.

Tăng cường xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương lồng ghép với chính sách ưu tiên TEKT.

Thực hiện chính sách cũng đã đi sâu về các vì

3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể

a) Đối với chính sách hỗ trợ y tế

UBND quận Đống Đa cần có sự phân bổ ngân sách địa phương hợp lý để đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

UBND quận cũng cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn trong việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của TEKT.

Các cơ sở y tế công trên địa bàn quận cần chú trọng đến các nguyên tắc ứng xử của cán bộ y tế đối với bệnh nhân nói chung và bệnh nhân là TEKT nói riêng.

Đẩy mạnh phát triển chương trình khám sàng lọc cho các bà mẹ có thai để phát hiện sớm, ngăn ngừa các trường hợp khuyết tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng cần tăng cường công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe của TEKT, tiếp tục duy trì công tác khám sức khỏe định kỳ cho TEKT tại địa phương.

b) Đối với chính sách hỗ trợ giáo dục

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho TEKT; trong đó chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên các kiến thức và kỹ năng về giáo dục TEKT; xây dựng nội dung giáo dục, phương pháp học tập phù hợp cho học sinh ở các dạng khuyết tật khác nhau.

c) Đối với chính sách đào tạo nghề

Chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức của TEKT trên địa bàn tăng cường thông tin cho TEKT về các lớp dạy nghề nhằm tạo điều

kiện, tăng cơ hội cho TEKT tiếp cận với các chương trình dạy nghề và thị trường lao động.

Nâng cao chất lượng dạy nghề cho TEKT; trong đó cần tăng cường xây dựng chương trình đào tạo riêng, hỗ trợ các thiết bị học nghề phù hợp với các dạng khuyết tật khác nhau; đồng thời đẩy mạnh liên kết với các địa bàn lân cận để đưa TEKT đi học nghề tại các trung tâm dạy nghề.

Khảo sát, đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên dạy nghề cho TEKT để từ đó có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, nâng cao năng lực của đội ngũ này trong việc giảng dạy, tư vấn định hướng nghề nghiệp cũng như giới thiệu việc làm cho TEKT.

Cần ưu tiên phân bổ kinh phí để đầu tư cho dạy nghề, giới thiệu việc làm cho TEKT trên địa bàn.

d) Đối với chính sách trợ giúp TEKT trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Tạo điều kiện cho TEKT có nhu cầu tham gia luyện tập thể thao tại trung tâm văn hóa quận.

Tổ chức nhiều các hoạt động, chương trình giao lưu văn nghệ giữa TEKT và người không khuyết tật nhằm giúp cho TEKT dễ dàng hơn trong việc hòa nhập cộng đồng.

3.2.4. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện triển khai chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Ngoài việc ban hành các kế hoạch để thực hiện chính sách trợ giúp TEKT, UBND quận Đống Đa cần tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện các bất cập và có phương hướng giải quyết hợp lý.

3.2.

i bảo trợ xã hội

UBND Quận Đống Đa cũng đã ổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở, các đơn vị liên quan và các tổ chức đoàn thể ội dung hướng dẫn triể

bộ phận chức năng chuyên môn của phòng tùy theo chức năng nhiệm vụ cũng đã tổ chức các lớp tập huấ

ỹ năng bảo vệ, chăm sóc TEKT tại trung tâm và cộng đồ

3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội chức xã hội

quận Đống Đa

doanh

nghiệp nhà nước tư nhân UBND

quận

khu vực nhà nước tư nhân

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Lao động thương binh và xã hội

Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách dành cho TEKT, cần chú trọng hơn nữa đến việc huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT.

Cần có chính sách mở rộng đối tượng thụ hưởng BHYT cho toàn bộ TEKT nói chung; bổ sung vào danh mục BHYT một số dụng cụ PHCN cho TEKT như: máy trợ thính, chân tay giả, nạng nẹp nhằm tăng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế của TEKT, đảm bảo TEKT được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nhà nước cần có các chính sách quy định mang tính bắt buộc các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề đào tại lao động là TEKT thay vì các chính sách chỉ mang tính khuyến khích như hiện nay.

Cần có lộ trình tách công tác đào tạo nghề cho TEKT ra khỏi kế hoạch dạy nghề cho lao động nói chung để việc đào tạo nghề cho TEKT được quan tâm đúng mức, mang lại chất lượng cao.

Cần có chính sách kéo dài thời gian hỗ trợ học nghề cho TEKT bởi đa số TEKT là người có hạn chế về khả năng nhận thức, hay trình độ văn hóa tương đối thấp nên cần kéo dài thời gian đào tạo nghề để TEKT có thời gian thích

nghi với môi trường mới, tiếp thu được các kiến thức của chương trình đào tạo nghề một cách tốt hơn.

Nhà nước cũng cần đưa ra các quy định về thủ tục trợ giúp đối với TEKT đơn giản hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi quyết định được hưởng trợ cấp.

Nhà nước cũng nên đưa ra các quy chuẩn rõ ràng để đánh giá dạng tật của TEKT: Ví dụ khi nói về trẻ bị tự kỷ theo nhận định của các nhà khoa học thì đó là đối tượng không được coi là trẻ khuyết tật nhưng khi xem xét ở góc độ y khoa thì đây là đối tượng trẻ em bị rối loạn hành vi một dạng của trẻ em khuyết tật trí tuệ,….tuy nhiên khi đánh giá đối tượng này thì rất khó xem xét và phải có hồ sơ bệnh án của các bệnh viện chuyên môn mới có thể giúp các hội đồng giám định đánh giá chuẩn được; hay như một số các đối tượng khác bị tai nạn lao động cụt chân tay hay bị liệt…. những đối tượng này không bị từ nhỏ mà có thể là do lao động hay tai nạn giao thông…. thì các đối tượng này có hoàn toàn được coi là khuyết tật hay không?... chính vì vậy khi xem xét kết luận cũng khó khăn cho các nhà giám định.

3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân quận Đống Đa

Tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách BTXH đói với TEKT trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những sai phạm.

Cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội người mù và các chi hội cơ sở trong việc phối hợp với cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội để triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trợ giúp TEKT.

Bên cạnh đó, UBND quận cũng cần chú trọng, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn UBND phường và các cơ quan chuyên môn đánh giá việc thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT một cách thường xuyên, định kỳ để kịp thời

điều chỉnh những sai phạm, và làm căn cứ cho việc đưa ra các kế hoạch thực hiện chính sách trong những năm tới.

3.3.3. Đối với gia đình người khuyết tật và cộng đồng xã hội

Thiết nghĩ xã hội cần có cách nhìn cởi mở, nhân văn hơn đối với TEKT, cũng như trong việc hỗ trợ họ tham gia các hoạt động như: làm việc, văn hóa, thể thao, khám chữa bệnh.

Người thân, gia đình TEKT cũng như cộng đồng xã hội cần quan tâm, chia sẻ, động viên TEKT để họ trấn tĩnh được tâm lý, khơi gợi trong họ lòng yêu đời, yêu cuộc sống để từ đó giúp họ có động lực hòa nhập với xã hội.

3.3.4. Đối với bản thân trẻ em khuyết tật

Dù những người xung quanh có quan tâm động viên đến đâu, dù Đảng và Nhà nước có các chính sách hỗ trợ rất tốt thì cũng khó mà thành công khi bản thân TEKT không cảm thấy tự mình cần phải vươn lên, tự mình cần phải tin tưởng vào chính bản thân mình, vào sự giúp đỡ của gia đình cũng như chính quyền các cấp. Vậy nên, TEKT cần phải có sự tin tưởng vào bản thân, vào sự giúp đỡ của Nhà nước và luôn nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng để khẳng định vị thế của bản thân.

Tiểu kết chƣơng 3

,

Dựa vào cơ sở lý luận TEKT, lý luận thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT ở Chương 1 và phân tích thực trạng thực hiện chính sách, đánh giá kết quả thực hiện chính sách ở Chương 2, Chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT tại quận Đống Đa trong giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể trong Chương 3, luận văn đã trình bày các nội dung sau:

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TEKT mà trong đó luận văn nhấn mạnh đến mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các giải pháp được đưa ra trong Đề án trợ giúp TEKT giai đoạn 2012 - 2020 của Thủ tướng chính phủ.

- Căn cứ vào các nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách trợ BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2011 - 2017, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trong thời gian tới như: giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; giải pháp về chính sách và thực

hiện từng chính sách BTXH cho TEKT; giải pháp về tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với TEKT.

- Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp thì luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, TEKT, gia đình TEKT và cộng đồng xã hội nhằm góp phần cải thiện thực hiện chính sách BTXH cho TEKT trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một đất nước phải chịu nhiều ảnh hưởng từ hậu quả của các cuộc chiến tranh và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên số lượng TEKT tương đối đông; đa số TEKT đang gặp khó khăn về sức khỏe, việc làm, trình độ văn hóa thấp, nên phần lớn họ sống trong cảnh đói nghèo, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.… Do đó, bộ phận dân cư này cần sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội. BTXH đối với TEKT là vấn đề tất yếu của quốc gia nhằm giúp họ tăng cường khả năng đối phó với những rủi ro, và đảm bảo được cuộc sống ở mức tối thiểu nhất.

Những năm qua, nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với TEKT UBND quận Đống Đa cũng đã và đang rất tích cực thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn nhằm hỗ trợ họ có được một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách này trên địa quận Đống Đa vẫn còn một số những hạn chế đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để việc thực hiện các chính sách đạt kết quả tốt nhất, nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tr

bộ và UBND quận

phòng, ban và đoàn thể xã hội và đặc biệt là UBND 21 phường

của từng phường

phòng, ban và các bộ phận

- nói chung và trên

địa bàn Quận Đống Đa nói riêng em khuy

quy

trên địa bàn quận

Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng nghiên cứu luận văn: “Thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” là cần thiết; luận văn đã làm được những nội dung sau:

- Trình bày lý luận TEKT, lý luận chính sách BTXH đối với TEKT và lý luận thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT;

- Luận văn đã làm rõ quy trình triển khai thực hiện chính sách, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra các hạn chế trong thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa như: mức chuẩn cấp xã hội chưa cao so với nhu cầu của TEKT; việc xét duyệt trợ cấp phải qua nhiều khâu, thủ tục rườm rà; một bộ phận người dân còn phân biệt đối xử đối với TEKT; các doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề không mấy mặn mà trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động là TEKT; nguồn trợ giúp TEKT chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa huy động được nhiều sự đóng góp của xã hội vào công cuộc trợ giúp choTEKT.

- Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện thực hiện chính sách BTXH cho TEKT với các nhóm giải pháp chủ yếu: cần tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến các chính sách về TEKT; hoàn thiện chính sách và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá; công tác quản lý nhà nước đối với TEKT

O Văn bản của các cơ quan Nhà nƣớc:

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt Nam (2013),Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp Người khuyết tật tại Việt Nam;

2. Báo cáo số 22/BC-HBT về tổng kết hoạt động nhiệm kỳ I (2012 -2017) phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ II (2017 – 2022) của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi quận Đống Đa ban hành ngày 25/12/2016;

3. Báo cáo số 19/BC-HBT về kết quả hoạt động Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi năm 2016 phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi quận Đống Đa ban hành ngày 14/11/2016. 4. Báo cáo: “Quyền của trẻ em khuyết tại Việt Nam Eric Rosenthal và Viện

Quốc tế bảo vệ người Khuyết tật tâm thần” tháng 12.2009

5. Bộ LĐTB&XH (2009), Báo cáo số 62/BC - LĐTBXH về tổng kết thi hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản liên quan của Bộ lao động thương binh xã hội ban hành ngày 17/7/2009;

6. Bộ LĐTB&XH, BTC (2013), Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH-BTC về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật của Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ lao động - thương binh và xã hội - Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)