Hoàn cảnh gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 49)

Năm 2011, ở quận Đống Đa tổng số 282 TEKT, trong đó có 143 TEKT thuộc hộ nghèo; còn lại 139 TEKT thuộc diện hộ gia đình có đời sống kinh tế tốt hơn.

Năm 2017, tại quận Đống Đa có tổng số NKT là 1.860 (trích lược biểu 2.1 sau) trong đó có 515 TEKT:

Bảng 2.1. NKT phân chia theo độ tuổi quận Đống Đa năm 2017

STT Loại đối tƣợng Số lƣợng (ngƣời)

1 NKT đặc biệt nặng từ 16 đến dưới 60 tuổi 148 2 NKT đặc biệt nặng từ đủ 60 tuổi trở lên 25

3 TEKT đặc biệt nặng 98

4 NKT nặng từ 16 đến dưới 60 tuổi 993

5 NKT nặng từ đủ 60 tuổi trở lên 179

6 TEKT nặng 417

Bảng 2.2. TEKT phân chia theo hoàn cảnh gia đình tại quận Đống Đa năm 2017 S T T Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % theo từng tiêu chí khuyết tật Tỷ lệ % trong tổng số TEKT Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1 TEKT đặc biệt nặng 36 62 36,7 63,2 6,99 12,0 3 TEKT nặng 107 310 20,7 79,2 20,7 60,1 Tổng số TEKT 515

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa) Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.2 cho ta thấy:

+ Thứ nhất, trong tổng số TEKT thuộc hộ nghèo thì TEKT nặng chiếm tỷ lệ cao (20,7%); và chiếm tỷ lệ thấp hơn là TEKT đặc biệt nặng là 6,99%;

+ Thứ hai, trong số TEKT phân chia theo từng tiêu chí khuyết tật thì TEKT nặng thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp hơn là 20,7% và TEKT đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn là 36,7%;

+ Thứ ba, tỷ lệ TEKT thuộc hộ nghèo chiếm 27,76% tổng số TEKT. Đây là một con số khá lớn, con số này nói lên phần nào cuộc sống của TEKT còn nhiều khó khăn, vất vả, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, cực nhọc. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để cuộc sống của TEKT ở quận Đống Đa bớt khó khăn hơn? Đó không phải là nỗi niềm trăn trở của riêng một người, một gia đình mà là của cả chính quyền địa phương cũng như các cấp các ngành.

2.2.2. Về tình hình học tập

Do điều kiện kinh tế khó khăn, cùng với sức khỏe yếu nên phần lớn TEKT có trình độ học vấn không cao.

Năm 2011, trình độ học vấn của người khuyết tật như sau:

- Số người không biết chữ: 82 người chiếm 29,07% tổng số TEKT. - Số người học hết tiểu học: 108 người chiếm 38,29% tổng số TEKT. - Số người học hết cấp 2: 62 người chiếm 21,98% tổng số TEKT

- Số người có trình độ từ cấp 2 trở lên: 30 chiếm 5,82% tổng số TEKT. Năm 2017, trình độ học vấn của người khuyết tật như sau:

- Số người không biết chữ: 171 người chiếm 33,2% tổng số TEKT. - Số người học hết tiểu học: 196 người chiếm 38,0% tổng số TEKT. - Số người học hết cấp 2: 96 người chiếm 18,6% tổng số TEKT

- Số người có trình độ từ cấp 2 trở lên: 52 người chiếm 10,0% tổng số TEKT.

Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy được TEKT đã chú trọng đến việc đi học, đã tham gia hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng thể hiện bằng số số lượng TEKT học hết cấp 2 đã tăng vọt từ 5,82% năm 2011 và tăng lên 10,0 % năm 2017. Từ thực trạng này có thể thấy những năm gần đây TEKT đã được gia đình và chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn.

2.2.3. Tình hình học tập và học nghề của trẻ em khuyết tật

Từ thực trạng trên của TEKT ta thấy hoàn cảnh của những TEKT tại quận Đống Đa khó khăn, đa số thuộc hộ nghèo điều đó dẫn đến việc họ không có cơ hội hoặc rất ít có cơ hội đến trường hoặc học lên cao hơn, thậm chí có những người chưa bao giờ đặt chân đến trường học mang lại một hệ lụy tất yếu là không có chuyên môn nghề nghiệp, không được đào tạo và có công việc bấp bênh, chủ yếu là làm nông nghiệp hoặc phụ giúp việc nhà, làm các công việc lao động chân tay không cần chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và thu nhập của họ và khiến họ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đói nghèo - bệnh tật. Năm 2011, số TEKT được vừa học

vùa làm tại các trung tâm dạy nghề là 100 em chiếm 35,4% tổng số TEKT; số TEKT không được vừa học vừa làm là 82 chiếm 29,07% tổng số TEKT.

Bảng 2.3. TEKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại quận Đống Đa năm 2017 STT Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Ghi chú 1 Khuyết tật đặc biệt nặng 98 19,02 2 Khuyết tật nặng 417 80,97 Tổng 515 100

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa) Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.3 cho ta thấy: tỷ lệ TEKT nặng chiếm tỷ lệ rất cao 80,97%, còn lại TEKT đặc biệt nặng chiếm 19,02%. Những con số này nói lên sức khỏe của TEKT không được tốt, và điều đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc TEKT tại quận Đống Đa không đủ sức khỏe để tham gia vừa học vừa làm nhiều hơn ở các hợp tác xã và các trung tâm dạy nghề. Đó chính là cản trở lớn khiến cho TEKT bị hạn chế không được tiếp xúc và học tập, khó khăn trong việc tạo ra thu nhập để tự nuôi sống bản thân sau này và hòa nhập vào cộng đồng làm cho TEKT rụt rè không tự tin vào bản thân.

2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn Quận Đống Đa với trẻ em khuyết tật trên địa bàn Quận Đống Đa

2.3.1. Quy trình triển khai thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa

a, Bước 1:

+ Xây dựng và ban hành kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa, cũng tuân thủ các bước cơ bản như sau:

Nghiên cứu nội dung chính sách, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện xuống 21 phường cụ thể như sau: Căn cứ Luật NKT, các nghị định, thông tư của Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với TEKT trên địa bàn thành phố (không thấp hơn mức tối thiểu) và quy trình thực hiện cho địa phương. Căn cứ Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thì UBND quận Đống Đa đưa ra kế hoạch thực hiện và phân công, hướng dẫn cho các phòng LĐTB&XH, UBND các phường thực hiện chính sách.

b, Bước 2: Tổ chức triển khai thực hiện

- Thứ nhất: UBND phường thông báo cho người dân địa phương về chính sách, mức thụ hưởng và các thủ tục hành chính cũng như các điều kiện cần thiết để được thụ hưởng chính sách.

- Thứ hai: TEKT, hoặc gia đình, người giám hộ TEKT chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND phường. Bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ cho cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội.

- Thứ 3: Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp phường tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở UBND phường.

- Thứ 4: Khi hết thời gian niêm yết công khai kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp phường nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì cán bộ văn hóa - xã hội của phường nộp thủ tục đã được xét duyệt của UBND phường chuyển về Phòng LĐTB – XH quận. Cán bộ Phòng LĐTB – XH quận sau khi tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và trình UBND quận phê duyệt.

- Thứ 5: Sau khi UBND quận ra Quyết định phê duyệt trợ cấp, Phòng LĐTB-XH quận thực hiện chi trả trợ cấp thông qua UBND phường.

Các chế độ trợ cấp cho TEKT hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước thông qua quỹ chi đảm bảo thường xuyên của quận. Ngoài ra, hằng năm vào những dịp lễ tết, hay trong những tình trạng bất khả kháng như thiên tai,

mất mùa thì người khuyết tật cũng được chính quyền các cấp hỏi thăm, động viên và trợ cấp đột xuất.

c, Bước 3:

Sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa.

Việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch giúp cho UBND quận, phòng LĐTBXH và UBND các phường rút ra được kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những cách nhìn khái quát hơn, kinh nghiệm hơn cho những lần thực thi tiếp sau.

UBND các phường tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT và báo cáo lên cấp trên; trong báo cáo tổng kết, đánh giá cần có các nội dung sau: quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với UBND quận .

UBND quận tiến hành tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng kết thực thi chính sách dựa trên những báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá của các phường; sau đó báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách với cấp trên.

2.3.2. Các chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật đang được triển khai trên địa bàn quận Đống Đa được triển khai trên địa bàn quận Đống Đa

Từ thực trạng trên chúng ta đã thấy TEKT ở quận Đống Đa đa phần có cuộc sống khó khăn, một phần lớn TEKT đang trong độ tuổi đến trường không được đi học do sức khỏe hoặc do hoàn cảnh khó khăn. Nhằm góp phần tạo điều kiện cho TEKT nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng quận Đống Đa đã và đang triển khai một số chính sách dành cho TEKT như: chính sách hỗ trợ giáo dục; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao và chính sách trợ cấp xã hội.

2.3.2.1. Chính sách hỗ trợ về giáo dục

Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa căn cứ vào: Luật Người khuyết tật năm 2010; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 – 2020 và các văn bản pháp luật hiện hành khác, để đưa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học cho từng cấp học, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục đối với học sinh khuyết tật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện.

UBND quận đã

được thể hiện cụ thể như sau: UBND quận Đố

ẻ khuyết tật nhìn được tham gia học ở trường cấp 1 và cấp 2 Xã Đàn.

ục và Hôi khuyến học Quận Đống Đa đã có tổ chức những buổi tọa đàm về việc làm cho trẻ khuyết tật, nêu các tấm gương sang về vươn lên trong học tập, tổ chức tặng quà cho 50 em học sinh giỏi khuyết tật.

UBND Quận đã tổ chức tặng mỗi phường 10 xe lăn cho trẻ khuyết tật vận độ

ại trường Xã Đàn của Quận. 2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ về y tế

Thực hiện các chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với TEKT về phúc lợi y tế, UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế cho TEKT trên địa bàn.

Việc thực hiện chính sách trợ giúp về y tế được thể hiện qua: hỗ trợ tiền mặt để TEKT chi trả các dịch vụ khám chữa bệnh; cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phục hồi chức năng, chỉnh hình; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của các trạm y tế; giáo dục, tuyên truyền người dân cách tự chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.

B

các dịch vụ y tế phù hợp.

tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

em khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật như Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương đã khám và điều trị cho rất nhiều TEKT; …..

2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm

- Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân TEKT và cộng đồng xã hội mang tính bền vững cho xã hội, giúp họ có cơ hội hòa nhập với cuộc sống, xóa đi những mặc cảm, tự lập trong cuộc sống trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch số 3112/KH-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa thành phố Hà Nội.

Cùng với chủ trương chung của thành phố, UBND quận Đống Đa cũng có chiến lược việc khuyến khích các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã, các trường dạy nghề nhận và đào tạo các cháu khuyết tật có khả năng lao động để các cháu có cơ hội kiếm tiền tự nuôi bản thân và góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao

Nhằm từng bước thực hiện kế hoạch số 3112/KH-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn quận đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng cho đối tượng TEKT gắn liền với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", với phương châm mỗi người tự chọn một môn thể thao phù hợp tập luyện để tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, vui tươi lành mạnh. Trong những năm qua, Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội đã phối hợp với một số trường học trên địa bàn quận Đống Đa tổ chức các hoạt động Hỗ trợ tổ chức ngày hội việc làm cho NKT nói chung và TEKT có thể được làm việc theo đúng sở trường và nguyện vọng của mình.

UBND Quận Đống Đa và Phòng LĐTB&XH hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm củ ết tật; tạo điều kiện để ết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

ết tật đặc biệt nặng được miễ ết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.

Cá tổ chức xã hội tạo điều kiệ ết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

UBND quận đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp vớ ết tật.

Những hoạt động trên đã đem lại cho các em học sinh khuyết tật những phản ứng tích cực, giúp các em tự tin hòa nhập hơn vào cuộc sống cộng đồng.

2.3.2.5. Chính sách trợ cấp xã hội

UBND quận Đống Đa đã và đang triển khai, tổ chức thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)