Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 45)

2.1.2.1. Đặc điểm dân số

- Diện tích và dân số: Quận Đống Đa có diện tích khoảng 9,95km2, gồm 21 phường với dân số trên 400.110 người và có trụ sở chính tại 279 Tôn Đức Thắng.

- Con người và lịch sử: Đất có linh thiêng mới sản sinh ra người tài, Đống Đa là nơi địa linh nhân kiệt. Con người sinh ra trên đất Đống Đa, có người từ nơi khác đến, nhưng đạt đỉnh cao sự nghiệp lại ở nơi ”đất lành chim

đậu” này; có thể kể đến những nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Mai Anh Tuấn…..

2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa

Về truyền thống văn hóa, Đống Đa là một kho tàng phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể không chỉ cho mình, của mình mà còn góp phần đáng kể vào mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Theo thống kê của phòng Văn hóa thông tin quận Đống Đa, trên địa bàn Quận hiện có hơn 50 di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc - kiến trúc và cách mạng-kháng chiến, trong đó có 34 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, một số di do Thành phố Hà Nội công nhận. Một số di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận Đống Đa là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội, v.v.

2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nhiệm kỳ qua, cùng với Thủ đô, quận Đống Đa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, giải quyết khối lượng công việc lớn, có nhiều việc mới, khó khăn, phức tạp phát sinh. Song, bám sát chỉ đạo của thành phố, Ban Chấp hành Đảng bộ quận đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, chú trọng đổi mới công tác lãnh đạo, phong cách làm việc; phát huy nguồn lực, thế mạnh; lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, vượt quá khó khăn và đạt nhiều thành tích nổi bật như: kinh tế phát triển với giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,62%/ năm với cơ cấu chuyển dịch đúng với đặc thù của một quận đô thị trung tâm là thương mại và dịch vụ (60%), công nghiệp và xây dựng (40%). Từ đó, khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế đầu tư, phát triển; đời sống người dân được nâng cao; thu ngân sách đạt bình quân 127,8% kế hoạch năm.

Quận Đống Đa đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, trật tự xây dựng. Nghiêm túc thực hiện năm trật tự văn minh đô thị do thành phố phát động; hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh đầu tư có trọng tâm trọng điểm; huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở để triển khai giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của Trung ương và thành phố như: Dự án Đường vành đai I, vành đai II, dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Đặc biệt, quận đã hoàn thành các công trình là các dự án gặp nhiều khó khăn, tồn tại kéo dài trong những năm qua như dự án xây dựng 4 trường mầm non công lập; trường tiểu học Phương Liên; vườn hoa Trần Quang Diệu, cải tạo và sửa chữa bệnh viện Đống Đa; công viên văn hóa Đống Đa...đây là những phần việc khó đã được giải quyết dứt điểm được dư luận đồng tình, đánh giá cao. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Số hộ nghèo giảm từ 1,41% (năm 2011) xuống 0,66% (năm 2015). Gìn giữ và thực hiện tốt việc tu bổ và phát huy các giá trị di tích, công trình văn hóa thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững...

Để tiếp tục xây dựng Đống Đa trở thành một quận trung tâm đô thị ngày càng hiện đại, văn minh; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quận Đống Đa nhận diện đầy đủ, toàn diện, cụ thể những thời cơ, thuận lợi, khó khăn trong nhiệm kỳ tới để tập trung đưa ra những giải pháp căn cơ, kịp thời để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng thương mại - dịch vụ - công nghiệp. Tạo điều kiện từng bước phát triển kinh tế tri thức, nhất là các ngành dịch vụ, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường.

Quận Đống Đa là địa bàn có số lượng doanh nghiệp lớn, có nhiều thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở, phát triển các văn phòng đại diện cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp nên Đống Đa cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tăng cường các giải pháp để tăng thu ngân sách hàng năm, gắn liền với tiết kiệm chi thường xuyên, đảm bảo ngân sách đầu tư phát triển.

Quận Đống Đa cần phối hợp chặt chẽ với các ngành của thành phố làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương về quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đúng tiến độ; tăng cường kỷ cương trật tự đô thị, phát huy và nhân rộng các mô hình tiêu biểu. Đặc biệt cần ưu tiên các nguồn lực đầu tư để tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng hiện đại, bền vững phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, và nâng cao đời sống của nhân dân..

2.2. Khái quát về trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa

Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa thì năm 2011 số TEKT trên địa bàn quận có 282 TEKT nặng và đặc biệt nặng; năm 2017 số TEKT đã tăng lên 515 cháu; Sở dĩ có sự tăng vọt như vậy là do chính sách chưa đến được với TEKT, trong quá trình thực hiện chính sách bị bỏ sót và sự biến đổi cơ học của TEKT; cụ thể TEKT năm 2017 được chia ra nhiều dạng khuyết tật khác nhau: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh; khuyết tật trí tuệ; và các dạng khuyết tật khác, cụ thể:

- TEKT bị giảm thiểu chức năng vận động: 125 người. - TEKT bị giảm thiểu chức năng nghe, nói: 86 người.

- TEKT bị giảm thiểu chức năng nhìn: 78 người. - TEKT tâm thần: 110 người.

- TEKT trí tuệ: 60 - TEKT khác: 56 người.

2.2.1. Hoàn cảnh gia đình

Năm 2011, ở quận Đống Đa tổng số 282 TEKT, trong đó có 143 TEKT thuộc hộ nghèo; còn lại 139 TEKT thuộc diện hộ gia đình có đời sống kinh tế tốt hơn.

Năm 2017, tại quận Đống Đa có tổng số NKT là 1.860 (trích lược biểu 2.1 sau) trong đó có 515 TEKT:

Bảng 2.1. NKT phân chia theo độ tuổi quận Đống Đa năm 2017

STT Loại đối tƣợng Số lƣợng (ngƣời)

1 NKT đặc biệt nặng từ 16 đến dưới 60 tuổi 148 2 NKT đặc biệt nặng từ đủ 60 tuổi trở lên 25

3 TEKT đặc biệt nặng 98

4 NKT nặng từ 16 đến dưới 60 tuổi 993

5 NKT nặng từ đủ 60 tuổi trở lên 179

6 TEKT nặng 417

Bảng 2.2. TEKT phân chia theo hoàn cảnh gia đình tại quận Đống Đa năm 2017 S T T Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % theo từng tiêu chí khuyết tật Tỷ lệ % trong tổng số TEKT Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 1 TEKT đặc biệt nặng 36 62 36,7 63,2 6,99 12,0 3 TEKT nặng 107 310 20,7 79,2 20,7 60,1 Tổng số TEKT 515

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa) Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.2 cho ta thấy:

+ Thứ nhất, trong tổng số TEKT thuộc hộ nghèo thì TEKT nặng chiếm tỷ lệ cao (20,7%); và chiếm tỷ lệ thấp hơn là TEKT đặc biệt nặng là 6,99%;

+ Thứ hai, trong số TEKT phân chia theo từng tiêu chí khuyết tật thì TEKT nặng thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp hơn là 20,7% và TEKT đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn là 36,7%;

+ Thứ ba, tỷ lệ TEKT thuộc hộ nghèo chiếm 27,76% tổng số TEKT. Đây là một con số khá lớn, con số này nói lên phần nào cuộc sống của TEKT còn nhiều khó khăn, vất vả, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, cực nhọc. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để cuộc sống của TEKT ở quận Đống Đa bớt khó khăn hơn? Đó không phải là nỗi niềm trăn trở của riêng một người, một gia đình mà là của cả chính quyền địa phương cũng như các cấp các ngành.

2.2.2. Về tình hình học tập

Do điều kiện kinh tế khó khăn, cùng với sức khỏe yếu nên phần lớn TEKT có trình độ học vấn không cao.

Năm 2011, trình độ học vấn của người khuyết tật như sau:

- Số người không biết chữ: 82 người chiếm 29,07% tổng số TEKT. - Số người học hết tiểu học: 108 người chiếm 38,29% tổng số TEKT. - Số người học hết cấp 2: 62 người chiếm 21,98% tổng số TEKT

- Số người có trình độ từ cấp 2 trở lên: 30 chiếm 5,82% tổng số TEKT. Năm 2017, trình độ học vấn của người khuyết tật như sau:

- Số người không biết chữ: 171 người chiếm 33,2% tổng số TEKT. - Số người học hết tiểu học: 196 người chiếm 38,0% tổng số TEKT. - Số người học hết cấp 2: 96 người chiếm 18,6% tổng số TEKT

- Số người có trình độ từ cấp 2 trở lên: 52 người chiếm 10,0% tổng số TEKT.

Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy được TEKT đã chú trọng đến việc đi học, đã tham gia hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng thể hiện bằng số số lượng TEKT học hết cấp 2 đã tăng vọt từ 5,82% năm 2011 và tăng lên 10,0 % năm 2017. Từ thực trạng này có thể thấy những năm gần đây TEKT đã được gia đình và chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn.

2.2.3. Tình hình học tập và học nghề của trẻ em khuyết tật

Từ thực trạng trên của TEKT ta thấy hoàn cảnh của những TEKT tại quận Đống Đa khó khăn, đa số thuộc hộ nghèo điều đó dẫn đến việc họ không có cơ hội hoặc rất ít có cơ hội đến trường hoặc học lên cao hơn, thậm chí có những người chưa bao giờ đặt chân đến trường học mang lại một hệ lụy tất yếu là không có chuyên môn nghề nghiệp, không được đào tạo và có công việc bấp bênh, chủ yếu là làm nông nghiệp hoặc phụ giúp việc nhà, làm các công việc lao động chân tay không cần chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và thu nhập của họ và khiến họ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đói nghèo - bệnh tật. Năm 2011, số TEKT được vừa học

vùa làm tại các trung tâm dạy nghề là 100 em chiếm 35,4% tổng số TEKT; số TEKT không được vừa học vừa làm là 82 chiếm 29,07% tổng số TEKT.

Bảng 2.3. TEKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại quận Đống Đa năm 2017 STT Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Ghi chú 1 Khuyết tật đặc biệt nặng 98 19,02 2 Khuyết tật nặng 417 80,97 Tổng 515 100

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa) Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.3 cho ta thấy: tỷ lệ TEKT nặng chiếm tỷ lệ rất cao 80,97%, còn lại TEKT đặc biệt nặng chiếm 19,02%. Những con số này nói lên sức khỏe của TEKT không được tốt, và điều đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc TEKT tại quận Đống Đa không đủ sức khỏe để tham gia vừa học vừa làm nhiều hơn ở các hợp tác xã và các trung tâm dạy nghề. Đó chính là cản trở lớn khiến cho TEKT bị hạn chế không được tiếp xúc và học tập, khó khăn trong việc tạo ra thu nhập để tự nuôi sống bản thân sau này và hòa nhập vào cộng đồng làm cho TEKT rụt rè không tự tin vào bản thân.

2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn Quận Đống Đa với trẻ em khuyết tật trên địa bàn Quận Đống Đa

2.3.1. Quy trình triển khai thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa

a, Bước 1:

+ Xây dựng và ban hành kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa, cũng tuân thủ các bước cơ bản như sau:

Nghiên cứu nội dung chính sách, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện xuống 21 phường cụ thể như sau: Căn cứ Luật NKT, các nghị định, thông tư của Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với TEKT trên địa bàn thành phố (không thấp hơn mức tối thiểu) và quy trình thực hiện cho địa phương. Căn cứ Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thì UBND quận Đống Đa đưa ra kế hoạch thực hiện và phân công, hướng dẫn cho các phòng LĐTB&XH, UBND các phường thực hiện chính sách.

b, Bước 2: Tổ chức triển khai thực hiện

- Thứ nhất: UBND phường thông báo cho người dân địa phương về chính sách, mức thụ hưởng và các thủ tục hành chính cũng như các điều kiện cần thiết để được thụ hưởng chính sách.

- Thứ hai: TEKT, hoặc gia đình, người giám hộ TEKT chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND phường. Bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ cho cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội.

- Thứ 3: Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp phường tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở UBND phường.

- Thứ 4: Khi hết thời gian niêm yết công khai kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp phường nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì cán bộ văn hóa - xã hội của phường nộp thủ tục đã được xét duyệt của UBND phường chuyển về Phòng LĐTB – XH quận. Cán bộ Phòng LĐTB – XH quận sau khi tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và trình UBND quận phê duyệt.

- Thứ 5: Sau khi UBND quận ra Quyết định phê duyệt trợ cấp, Phòng LĐTB-XH quận thực hiện chi trả trợ cấp thông qua UBND phường.

Các chế độ trợ cấp cho TEKT hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước thông qua quỹ chi đảm bảo thường xuyên của quận. Ngoài ra, hằng năm vào những dịp lễ tết, hay trong những tình trạng bất khả kháng như thiên tai,

mất mùa thì người khuyết tật cũng được chính quyền các cấp hỏi thăm, động viên và trợ cấp đột xuất.

c, Bước 3:

Sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch thực thi chính sách BTXH đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa.

Việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch giúp cho UBND quận, phòng LĐTBXH và UBND các phường rút ra được kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những cách nhìn khái quát hơn, kinh nghiệm hơn cho những lần thực thi tiếp sau.

UBND các phường tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thực hiện chính sách BTXH đối với TEKT và báo cáo lên cấp trên; trong báo cáo tổng kết, đánh giá cần có các nội dung sau: quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với UBND quận .

UBND quận tiến hành tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng kết thực thi chính sách dựa trên những báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)