2.4.1.1. Về hỗ trợ giáo dục
- Hỗ trợ TEKT tiếp cận giáo dục là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Đống Đa nói riêng. Những năm qua, được sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho NKT trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã đạt được các kết quả như sau:
+ Từ năm 2011 đến năm 2017, Hội người mù quận Đống Đa đã cử 73 hội viên đi học các lớp đào tạo, chữ nổi Braille qua đó đến năm 2017, đã có 103/186 (chiếm 55,37%) người mù biết sử dụng chữ nổi Braille.
+ Bên cạnh đó, trẻ em khuyết tật được tiếp cận phương thức giáo dục hòa nhập tại các trường trên địa bàn là 51 học sinh (trường Tiểu học có 196 học sinh, Trung học sơ sở có 96 học sinh, THPT 52) tại các trường: trường cấp 1 và cấp 2 Xã Đàn, cấp 1 và cấp 2 Quang Trung, cấp 1 và cấp 2 bế văn Đàn,…..
- Từ đó chúng ta có thể thấy rằng: quận Đống Đa đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho TEKT như trợ giúp về miễn giảm học phí, nhà ở nội trú, hỗ trợ TEKT thị giác học chữ nổi, tuy nhiên thì số TEKT nhận được các chính sách này không cao do phần lớn TEKT không đi học với nhiều lý do như: không đủ sức khỏe nên không thể tự đến trường được, cơ sở hạ tầng không phù hợp với TEKT.
2.4.1.2. Về hỗ trợ y tế
- Chăm sóc sức khỏe cho TEKT là một trong những nội dung quan trọng được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo và thực hiện rất tích cực. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách BTXH về y tế cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa đã đạt được các kết quả như sau:
+ Thực hiện chính sách về y tế cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các UBND phường; BHXH quận tham mưu triển khai thực hiện đã cấp nhiều lượt thẻ BHYT cho TEKT trên địa bàn toàn quận. Kết quả cấp thẻ BHYT cho TEKT được thể hiện như Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Đối tƣợng TEKT đƣợc cấp thẻ BHYT qua các năm STT Năm Đối tƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % Ghi chú Tổng số TEKT TEKT đƣợc hƣởng BHYT 1 2011 282 282 100% 2 2012 298 298 100% 3 2013 376 376 100% 4 2014 393 393 100% 5 2015 429 429 100% 6 2016 471 471 100% 7 2017 515 515 100%
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa)
Qua số liệu thống kê Bảng 2.4, chúng ta có thể thấy rằng: Số đối tượng là TEKT được hưởng thẻ BHYT là 100%.
+ Bên cạnh việc cấp thẻ BHYT cho TEKT thì hệ thống y tế phường không ngừng được đầu tư tăng cường về cơ sở vật chất, kĩ thuật. Năm 2011, có 100% các phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế; năm 2017, 21 trạm y tế phường cũng thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
+ Đồng thời, UBND quận cũng luôn quan tâm, chỉ đạo ngành y tế từ quận đến phường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú cho TEKT, nâng cao y đức, thái độ phục vụ người dân địa phương nói chung và TEKT nói riêng.
+ Ngoài ra, từ năm 2011 - 2017, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi quận đã vận động hỗ trợ 226 chiếc xe lăn, hỗ trợ mổ tim bẩm sinh, hỗ trợ phục hồi chức năng cho TEKT với tổng kinh phí 224.000.000 đồng.
- Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng quận Đống Đa đã cố gắng thực hiện tốt chính sách trợ giúp về y tế cho TEKT: cấp thẻ BHYT đúng quy định; huy động các nguồn lực của xã hội để trợ giúp TEKT phục hồi chức năng; cơ sở vật chất tại các trạm y tế không ngừng được nâng cao cải thiện; tuy nhiên thì các dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho TEKT còn hạn chế. Nhìn chung, các chính sách về y tế đã góp phần tích cực hỗ trợ người dân đặc biệt là TEKT là hộ nghèo, cận nghèo giảm bớt khó khăn, gánh nặng về tài chính của bệnh tật; tạo điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.4.1.3. Về hỗ trợ dạy nghề và vừa học vừa làm của trẻ em khuyết tật
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa trong những năm gần đây đạt được những kết quả như sau:
Từ năm 2011 đến năm 2017, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi quận đã phối hợp với Nhà nuôi hữu nghị, Trung tâm dạy nghề nhân đạo Hồng Đức thuộc trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam, HTX Trường Sơn, HTX dân tộc Chùa Bộc đã đào tạo và giúp các em vừa được học vừa thử làm việc xem công việc nào là phù hợp nhất với mình để các em có thể học chuyên sâu vào nghề nó giúp các em hướng nghiệp tốt cho tương lai sau này. Năm 2015, Hợp tác xã Trường Sơn là một đơn vị chuyên sản xuất giày dép đã nhận 20 TEKT vào vừa đào tạo vừa làm việc tại HTX; đã phối hợp với Trung tâm xoa bóp bấm huyệt Tài Thu mở 01 lớp đào tạo miễn phí cho 59 TEKT được học chuyên sâu về xoa bóp bấm huyệt (chiếm 11,4% tổng số TEKT năm 2017).
Từ kết quả trên cho ta thấy số lượng TEKT tham gia học nghề còn hạn chế; điều đó dẫn đến việc tay nghề lao động của TEKT thấp. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân: bản thân TEKT có sức khỏe kém không thể tham gia đào tạo nghề, hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc di chuyển không thuận tiện; bên cạnh đó các cấp chính quyền không kịp thời tuyên truyền các
chính sách khi tham gia các lớp đào tạo nghề, cũng như thời gian học nghề khiến cho TEKT không nắm rõ; mặt khác trên địa bàn quận hiện nay chưa có cơ sở dạy nghề dành riêng cho TEKT; nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc mở các lớp đào tạo nghề miễn phí cho TEKT trên địa bàn huyện cũng khiêm tốn.
Nhìn chung, từ những kết quả đạt được như trên phản ánh phần nào những nỗ lực của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận Đống Đa trong công tác đào tạo nghề, và giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, các lớp dạy nghề cho TEKT còn ít; số TEKT được vừa học vừa làm rất hạn chế, đa phần là làm việc tại các tổ chức nhân đạo, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn; bởi lẽ phần lớn họ chỉ có trình độ lao động phổ thông, trình độ chuyên môn thấp; bên cạnh đó các doanh nghiệp e ngại rằng TEKT không có khả năng lao động, năng suất lao động thấp dẫn đến tổn thất tài chính của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp thường có xu hướng từ chối nhận TEKT vào làm việc mà họ chỉ tham gia các chương trình thiện nguyện hay trợ cấp đột xuất cho TEKT. Ngoài ra, do kinh phí còn hạn hẹp nên các việc mở các lớp dạy nghề còn ít, mang tính manh mún, thời gian đào tạo nghề còn ngắn cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ tay nghề của TEKT không cao dẫn đến khó tìm được việc làm.
2.4.1.4. Về hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao
- Thực hiện chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao dành cho TEKT tại quận Đống Đa đã được quận ủy, UBND quận, các tổ chức hội quan tâm, tổ chức nhiều cuộc thi, sân khấu bổ ích cho TEKT trên địa bàn; TEKT cũng chủ động, tích cực, hăng say tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và đạt được những kết quả nhất định như sau:
+ Trong những năm gần đây Hôi khuyết tật quận cũng đã tổ chức nhiều chương trình hội diễn văn nghệ ngoài trời thu hút rất nhiều người dân tham
gia và ủng hộ tạo được động lực cho TEKT được giao lưu học hỏi; để TEKT đỡ nhút nhát và tự tin vào bản thân hơn.
+ Ngoài ra, hoạt động thể dục, thể thao dành cho TEKT cũng được mọi người tích cực tham gia; như hội thi bóng bàn TEKT; hội thi cờ vua, cờ tướng; hội thi đan lát thêu thùa,….
- Nhìn chung, từ số liệu trên chúng ta có thể thấy công tác trợ giúp người khuyết tật về văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn quận Đống Đa đã được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, số lượng TEKT tham gia các hoạt động, chương trình giao lưu văn nghệ không cao; các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao dành cho TEKT trên địa bàn quận Đống Đa chỉ diễn ra theo phong trào, thường là vào các dịp lễ, tết Nguyên Đán.
2.4.1.5. Về trợ cấp xã hội
- Quận Đống Đa là một quận nội thành trung tâm, dân cư đông đúc, đời sống nhân dân còn nhiều vất vả nên các chính sách trợ cấp xã hội đặc biệt là đối với TEKT và gia đình có TEKT có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, thông qua các chính sách trợ cấp xã hội TEKT có thể mua được những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, giúp họ phần nào giảm bớt những lo toan về kinh tế để chung sống hòa nhập với cộng đồng. Bằng những nỗ lực của UBND quận, UBND phường việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, điều đó được thể hiện như sau:
Bảng 2.5. Đối tƣợng hƣởng chính sách trợ cấp hàng tháng qua các năm (Đơn vị đồng) Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợg Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí TEKT ĐBN 41 147,600,000 52 187,200,000 66 237,600,000 71 745,500,000 77 808,500,000 82 861,000,000 98 1,029,000,000 TEKT nặng 241 694,080,000 246 708,480,000 310 892,800,000 322 2,704,800,000 352 2,956,800,000 389 3,267,600,000 417 3,502,800,000 Tổng số 282 841,680,000 298 896,680,000 376 1,130,400,000 393 3,450,300,000 429 3,765,300,000 471 4,128,600,000 514 4,531,800,000 Tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Từ Bảng 2.5 cho chúng ta thấy:
+ Số đối tượng được thụ hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng và số ngân sách dùng để chi trả trợ cấp hàng tháng cho TEKT tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng số đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là 282 người với tổng kinh phí cả 841,680,000 đồng; năm 2012 có 298người với tổng kinh phí 896,680,000 đồng; năm 2013 có 376 người với tổng kinh phí 1,130,400,000 đồng; năm 2014 có 393 với tổng kinh phí 3,450,300,000 đồng; năm 2015 có 429 người được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí là 3,765,300,000 đồng; năm 2016 có 471 người được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí là 4,128,600,000 đồng và năm 2017 có 515 người được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí là 4,531,800,000 đồng. Như vậy, trong vòng 6 năm (2011-2017), số đối tượng được thụ hưởng tăng từ 282 người lên 515 người (tăng 233 người) và số tiềntrợ cấp tăng từ 2,454,900,000 đồng đến 4,531,800,000 đồng (tăng 2,076,900,000 đồng).
+ Năm 2013 đến 2014 tiền ngân sách chi cho công tác trợ cấp tăng đột biến là do sự thay đổi của chính sách) NDD67/2007/NĐ-CP sang nghị định 136/2013/NĐ-CP).
+ Hằng năm, 100% TEKT nặng và đặc biệt nặng trên địa bàn quận Đống Đa đều được thụ hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng.
+ Từ Bảng 2.5, chúng ta cũng có thể thấy rằng: Chỉ những TEKT nặng, và TEKT đặc biệt nặng mới được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng, còn những TEKT nhẹ không nằm trong đối tượng thụ hưởng chính sách này.
Bảng 2.6. Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ chi phí chăm sóc qua các năm
Đơn vị: đồng
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đống Đa)
Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợg Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Đối tƣợng Kinh phí Người nhận nuôi 1 TEKT ĐBN 0 0 0 0 0 0 1 4,200,000 1 4,200,000 1 4,200,000 1 4,200,000 Người nhận nuôi 2 TEKT ĐBN 0 0 0 0 0 0 1 4,200,000 1 4,200,000 1 4,200,000 1 4,200,000 GĐ trực tiếp nuôi TEKT ĐBN 95 136,800,000 102 146,880,000 163 234,720,000 171 718,2000,000 185 777,000,000 201 844,2000,000 233 978,600,000 Tổng 136,800,000 146,880,000 234,720,000 726,600,000 785,400,000 852,600,000 987,000,000
Từ Bảng 2.6 cho chúng ta thấy:
+ Số tiền dùng để chi trả cho hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 là 136,800,000 đồng; năm 2012 là 146,880,000đồng; năm 2013 là 234,720,000 đồng; năm 2014 là 726,600,000 và năm 2015 là 785,400,000 đồng, năm 2016 là 852,600,000 đồng, năm năm 2017 là 987,000,000 đồng. Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2017 số tiền hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tăng: 588,000,000 đồng.
+ Năm 2013 đến 2014 tiền ngân sách chi cho công tác trợ cấp tăng đột biến là do sự thay đổi của chính sách) NDD67/2007/NĐ-CP sang nghị định 136/2013/NĐ-CP).
+ Bên cạnh đó, số đối tượng được hưởng chính sách này cũng tăng qua các năm, từ năm 2011 đến năm 2017 tăng 138 đối tượng.
+ Qua Bảng 2.6 cũng cho chúng ta thấy: chỉ có những hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng TEKT đặc biệt nặng, hay người nuôi dưỡng chăm sóc TEKT đặc biệt nặng mới được thụ hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí hàng tháng, còn những gia đình hay các cá nhân đang chăm sóc nuôi dưỡng TEKT nặng, TEKT nhẹ không được thụ hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
+ Như vậy, từ số liệu Bảng 2.6 trên chúng ta có thể thấy phần lớn TEKT quận Đống Đa sống tại gia đình, và người thân của họ; điều này giúp cho TEKT cảm thấy an tâm, được chia sẻ do sống gần nhà, bố mẹ, anh chị em, láng giềng, giúp họ cảm thấy không bị lạc lõng, tâm lý thoải mái hơn. Tuy nhiên thì cũng mắc phải những khó khăn như gia đình có TEKT thường thuộc hộ nghèo hoặc khó khăn chính vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng TEKT sẽ không được quan tâm đúng mức, một số gia đình khó khăn thậm chí thiếu cả các vật dụng sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho TEKT như xe lăn, gậy; đôi
khi còn có nhận thức chưa đúng đắn về TEKT dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử ngay trong chính gia đình.
- Thứ ba, về chính sách hỗ trợ kinh phí mai táng
+ Năm 2011, ngân sách Nhà nước dùng để chi trả cho hỗ trợ chi phí mai táng TEKT trên địa bàn quận Đống Đa là 87.000.000 đồng (29 người).
+ Năm 2017, ngân sách Nhà nước dùng để chi trả cho hỗ trợ chi phí mai táng TEKT trên địa bàn quận Đống Đa là 286.200.000 đồng (53 người).
+ Như vậy, trong vòng 6 năm từ năm 2011 đến năm 2017, tổng số tiền hỗ trợ cho mai táng tăng 199.200.000 đồng - một con số khá lớn. Nguyên nhân của việc tăng kinh phí do tăng số TETK tử vong.
- Nhìn chung, việc thực hiện chính sách trợ cấp đối với TEKT trên địa bàn quận Đống Đa được thực hiện tốt, hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời và tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên do tình hình kinh tế - xã hội của địa phương còn khó khăn, ngân sách nhà nước lại eo hẹp nên mức trợ cấp chưa tang cao được. Mức trợ giúp đó chỉ ở mức trung bình so với nhu cầu của người dân, không phân biệt hộ nghèo hay không nghèo, mang tính bình quân. Bên cạnh, đó địa phương cũng chưa có các chính sách hỗ trợ riêng trong việc trợ cấp hàng tháng giúp cho TEKT để họ có thể cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn, dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn.
2.4.1.6. Chính sách trợ giúp đột xuất
- Bên cạnh những kết quả đạt được từ việc thực hiện các chính sách hỗ
trợ về y tế; giáo dục; văn hóa, thể dục, thể thao; bảo trợ xã hội thì công tác