Kiến nghị với Bộ Lao động thương binh và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 92 - 93)

Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách dành cho TEKT, cần chú trọng hơn nữa đến việc huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các chính sách BTXH đối với TEKT.

Cần có chính sách mở rộng đối tượng thụ hưởng BHYT cho toàn bộ TEKT nói chung; bổ sung vào danh mục BHYT một số dụng cụ PHCN cho TEKT như: máy trợ thính, chân tay giả, nạng nẹp nhằm tăng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế của TEKT, đảm bảo TEKT được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nhà nước cần có các chính sách quy định mang tính bắt buộc các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề đào tại lao động là TEKT thay vì các chính sách chỉ mang tính khuyến khích như hiện nay.

Cần có lộ trình tách công tác đào tạo nghề cho TEKT ra khỏi kế hoạch dạy nghề cho lao động nói chung để việc đào tạo nghề cho TEKT được quan tâm đúng mức, mang lại chất lượng cao.

Cần có chính sách kéo dài thời gian hỗ trợ học nghề cho TEKT bởi đa số TEKT là người có hạn chế về khả năng nhận thức, hay trình độ văn hóa tương đối thấp nên cần kéo dài thời gian đào tạo nghề để TEKT có thời gian thích

nghi với môi trường mới, tiếp thu được các kiến thức của chương trình đào tạo nghề một cách tốt hơn.

Nhà nước cũng cần đưa ra các quy định về thủ tục trợ giúp đối với TEKT đơn giản hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi quyết định được hưởng trợ cấp.

Nhà nước cũng nên đưa ra các quy chuẩn rõ ràng để đánh giá dạng tật của TEKT: Ví dụ khi nói về trẻ bị tự kỷ theo nhận định của các nhà khoa học thì đó là đối tượng không được coi là trẻ khuyết tật nhưng khi xem xét ở góc độ y khoa thì đây là đối tượng trẻ em bị rối loạn hành vi một dạng của trẻ em khuyết tật trí tuệ,….tuy nhiên khi đánh giá đối tượng này thì rất khó xem xét và phải có hồ sơ bệnh án của các bệnh viện chuyên môn mới có thể giúp các hội đồng giám định đánh giá chuẩn được; hay như một số các đối tượng khác bị tai nạn lao động cụt chân tay hay bị liệt…. những đối tượng này không bị từ nhỏ mà có thể là do lao động hay tai nạn giao thông…. thì các đối tượng này có hoàn toàn được coi là khuyết tật hay không?... chính vì vậy khi xem xét kết luận cũng khó khăn cho các nhà giám định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)