Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại trường đại học sân khấu điện ảnh hà nội (Trang 67 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

+Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo đặc thù các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và tất cả các nguồn lực chủ yếu đều tập trung cho công tác chuyên môn. Bởi vậy, những vấn đề liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản vẫn còn chưa được quan tâm, chưa được hiểu một cách đúng đắn gây nên nhiều bất cập trong công tác hành chính của nhà trường nói chung và công tác văn bản nói riêng.

+ Hệ thống quy định về quy trình soạn thảo và ban hành VBHC chỉ có Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Văn bản số 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư. Các quy định trong các văn bản trên chỉ khái quát, chưa được trình bày một cách cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tế.

+ Hệ thống thuật ngữ hành chính của nước ta còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhiều thuật ngữ tiếng Việt chưa được tiêu chuẩn hóa và thống nhất trong sử dụng.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Một là,lãnh đạo nhà trường tập trung và dành thời gian chủ yếu cho công tác chuyên môn và cũng một phần do nhận thức của lãnh đạo chưa chú trọng đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản, chưa thực sự coi hoạt động ban hành văn bản là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong hoạt động của nhà trường, có những lúc văn bản được ký không được xem xét kỹ nội dung cũng như thể thức, chỉ tới khi văn bản đã được ban hành mới phát hiện ra sai sót.

+ Hai là, đội ngũ viên chức trong nhà trường chủ yếu là giảng viên, chỉ làm công tác chuyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật, hoàn toàn không quan tâm đến công tác văn bản hay nói cách khác là không có một chút kiến thức về văn bản. Bởi vậy, đôi lúc có vấn đề chuyên môn cần giải quyết qua văn bản mà lãnh đạo giao trực tiếp cho đơn vị hoặc cá nhân giảng viên xử lý thì khi văn bản đó được trình ký và ban hành chắc chắn chỉ đảm bảo được các tiêu chí về mặt nội dung mà không đảm bảo được các quy định về thể thức và kỹ thuật

trình bày.

+ Ba là, nhà trường chưa xây dựng được các quy định chuẩn mực về công tác ban hành VBHC, cụ thể là quy trình ban hành VBHC để thực hiện một cách thống nhất. Điều này dẫn đến sự tùy tiện trong quy trình ban hành văn bản của các đơn vị, cá nhân trong trường và việc chấp hành các khâu nghiệp vụ kỹ thuật ban hành văn bản không được thống nhất. Đặc biệt hầu hết các văn bản khi được trình lên lãnh đạo nhà trường để ký duyệt thì thường không thực hiện thủ tục ký nháy của người chịu trách nhiệm về mặt thể thức (chữ ký nháy của Trưởng phòng Hành chính, Tổng hợp). Bên cạnh đó, bản thân người chịu trách nhiệm về mặt thể thức cũng không nhận thức được rõ tầm quan trọng và cũng không có chuyên môn về công tác văn bản. Điều này một lần nữa lại dẫn đến việc văn bản khi ban hành không đảm bảo được các yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Nhà nước.

+ Bốn là, trình độ chuyên môn kỹ thuật soạn thảo VBHC của cán bộ soạn thảo văn bản còn yếu, không được tập huấn thường xuyên. Nhiều người còn chưa thành thạo việc, thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ năng soạn thảo, kỹ năng xử lý các sự vụ liên quan để thủ tục giấy tờ, khả năng phát hiện, thu thập thông tin… Cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ chỉ là kiêm nhiệm chứ không có chuyên môn sâu đúng chuyên ngành mà chỉ được hướng dẫn qua những người làm việc trước đó. Do đó, việc sai sót trong quá trình ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản là khó tránh khỏi, vì bản thân người chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản không nắm bắt được yêu cầu về nội dung cũng như thể thức của văn bản.

+ Năm là, sự phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân trong nhà trường còn hạn chế do chồng chéo về chức năng nhiệm vụ dẫn đến tình trạng có những việc thì các bên cùng muốn nhận những có những việc thì đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên.

+ Sáu là, việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ hay nội dung các văn bản mới về công tác soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa được chú trọng, chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa đạt hiệu quả cao.

+ Bảy là, công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động ban hành VBHC của lãnh đạo, của cơ quan cấp trên đối với nhà trường chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng.

+ Tám là, về điều kiện thời gian, một số văn bản soạn thảo gấp do yêu cầu thực tế. Khi tiến hành soạn thảo chưa cân đối thời gian hợp lý cho việc xin ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân có liên quan nên việc góp ý cho văn bản nhiều khi rất chiếu lệ, mang tính hình thức, chất lượng không cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã trình bày khái quát về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội bao gồm: Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và tính đặc thù đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tác giả đã điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hệ thống văn bản đi của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh trong 5 năm (từ năm 2013 – 2017) về: Số lượng văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ văn phong, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản. Luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và rút ra được nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Qua đó cho thấy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại trường đại học sân khấu điện ảnh hà nội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)