Thực trạng về đối tượng thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 59)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Thực trạng về đối tượng thanhtra

Theo thống kê từ BHXH Thành phố, số lượng đơn vị sử dụng lao động, người lao động trên địa bàn Thành phố tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn từ 2016 - 2019 có một số biến động như sau:

Bảng 2.2: Thống kê số lượng đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2016 – 2019

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nhóm đối tượng thanh tra Số đơn vị Số người lao động Số đơn vị Số người lao động Số đơn vị Số người lao động Số đơn vị Số người lao động Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập 3,350 216,974 3,585 216,680 3,638 218,079 3,635 217,283 Doanh nghiệp, hộ kinh doanh 63,928 1,864,689 90,171 1,934,695 104,483 2,063,414 118,025 2,169,956 Tổng cộng 67,278 2,081,663 93,756 2,151,375 108,121 2,281,493 121,660 2,387,239 Nguồn: BHXH Thành phố.

Từ bảng số liệu cho thấy, nhóm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tương đối ổn định qua các năm, từ năm 2016 đến năm 2019 tăng 285 đơn vị mới với 309 người lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Điều này hoàn toàn dễ hiểu do đây là nhóm cơ quan, tổ chức nhà nước, việc thành lập mới hoặc giải thể các cơ quan hầu hết chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi địa giới hành chính, sát nhập, chia tách địa phương hoặc khi có sự thay đổi của các cơ quan nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Nhóm doanh nghiệp, hộ kinh doanh có sự biến động rõ rệt. Năm 2016, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 67,278 đơn vị với 2,081,663 người tham gia BHXH, BHTN, BHYT, năm 2019 có 121,660 đơn vị với 2,387,239

người lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT, tăng 54,097 đơn vị với 305,267 người lao động. Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hạ tầng, công nghệ liên tục phát triển mạnh qua các năm; cùng với đó vị trí địa lý, giao thông và khí hậu thuận lợi, dễ dàng chi chuyển ra các khu vực là yếu tố quan trọng để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy nhóm đối tượng thanh tra là doanh nghiệp, hộ kinh doanh có số lượng đơn vị và người tham gia lớn và phức tạp hơn so với nhóm đối tượng còn lại. Bên cạnh đặc điểm số lượng đơn vị lớn, tính đa dạng, phức tạp của nhóm đối tượng này còn thể hiện ở tình hình thu – nợ quỹ BHXH, BHTN, BHYT trong từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình thu - nợ BHXH, BHTN, BHYT của các nhóm doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập Số đã thu 3,248,696 3,469,916 3,721,034 4,047,502 Số nợ 27,871 34,250 26,878 29,786 2 Doanh nghiệp, hộ kinh doanh Số đã thu 38,969,493 44,287,254 50,850,515 57,203,955 Số nợ 2,115,111 2,162,374 2,123,828 2,364,998 2.1 Doanh nghiệp nhà nước Số đã thu 4,874,357 5,444,102 5,880,022 6,030,687 Số nợ 143,398 150,674 147,725 153,808 2.2 Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh

Số đã thu 17,452,984 20,202,133 24,643,838 29,074,164

Số nợ 1,497,026 1,612,692 1,628,796 1,843,444

2.3

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Số đã thu 16,092,912 18,040,098 19,636,090 21,325,845 Số nợ 461,638 388,451 317,536 325,715 2.4 Tổ chức còn lại Số đã thu 549,240 600,921 690,565 773,259 Số nợ 13,050 10,557 29,772 42,030 Nguồn: BHXH Thành phố.

Qua bảng số liệu cho thấy, số nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT ở nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh (Mục 2 – Bảng số liệu) có biến động nhẹ qua các năm. Từ năm 2016, số nợ là 2,115 tỷ đồng; đến năm 2017, số nợ đọng tăng lên 2,162 tỷ đồng (tăng 1,25%); năm 2018 đã giảm còn 2,123 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 2,364 tỷ đồng.

Trong đó, cơ cấu nợ BHXH, BHTN, BHYT của 03 loại hình doanh nghiệp tiêu biểu, chiếm số lượng lớn trong nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh được mô tả thông qua biểu đồ sau:

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ BHXH, BHTN, BHYT của các loại doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng

doanh nghiệp, hộ kinh doanh giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: BHXH Thành phố.

Cơ cấu nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT của các nhóm đối tượng thanh tra có một số điểm đáng chú ý như sau:

- Loại hình doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ nợ nhỏ nhất trong tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT so với các loại hình doanh nghiệp khác và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ lệ nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT cao hơn doanh nghiệp nhà nước nhưng có xu hướng giảm đều qua các năm. Điều này cũng phản ánh ý thức chấp hành của đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn và cũng cho thấy phần nào hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT.

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nợ lớn nhất trong tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT hàng năm. Từ năm 2016, loại hình doanh nghiệp này có số nợ là 1.497 tỷ đồng chiếm 70,80% tổng số nợ trong năm, năm 2017 loại hình doanh nghiệp này có số nợ là 1,612 tỷ đồng, chiếm 75,1% , năm 2018 số nợ là 1.628 tỷ đồng, chiếm 78% và đến năm 2019 số nợ lên tới 1.843 tỷ đồng chiếm 79,50% .

Qua phân tích các số liệu, biểu đồ trên, có thể thấy thực trạng nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT đang diễn ra chủ yếu ở nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, mà tập trung lớn nhất ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT đối của BHXH Thành phố muốn giải quyết được bài toán về giảm nợ đọng cần phải tập trung vào các doanh nghiệp này. Tuy nhiên nhóm này bao gồm nhiều loại hình công ty sản xuất kinh doanh, quy mô cũng hết sức đa dạng, với số lượng lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tình hình sử dụng lao động cũng hết sức phức tạp, công tác quản lý nhà nước không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn.

Khi xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm, BHXH Thành phố thường tập trung vào nhóm doanh nghiệp có hành vi vi phạm như trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT thường xuyên, kéo dài hay nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT lớn. Con số thống kê này định kỳ hàng tháng được đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của BHXH Thành phố để đối tượng nắm thông tin về tình trạng của mình và cũng là cơ sở để BHXH Thành phố tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)