Khái quát về Bảo hiểm xã hội Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 52)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Thành phố

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố nói riêng, của BHXH cấp tỉnh nói chung được quy định tại Quyết định số 969/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ngày 27/9/2019. Theo đó, Quyết định số 969/QĐ-BHXH quy định về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố như sau:

2.1.2.1. Vị trí, chức năng

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện vị trí của cơ quan BHXH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Bảo hiểm xã hội Thành phố là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại Thành phố, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành

phố của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo hiểm xã hội Thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng đặt tại địa chỉ số 117C, đường Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo hiểm xã hội Thành phố giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý các quỹ: BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn Thành phố theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố được mô tả thông qua sơ đồ sau:

Bảo hiểm xã hội Thành phố là tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Về cơ cấu tổ chức, BHXH Thành phố có 01 Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc gồm 04 Phó Giám đốc và 12 phòng nghiệp vụ cùng BHXH 24 quận, huyện. Số lượng công chức, viên chức ngành BHXH tại Thành phố là 1.244 người, trong đó tính riêng số lượng công chức, viên chức làm việc tại BHXH Thành phố là 398 người.

2.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Thành phố được quy định tại Quyết định 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 và Quyết định số 1518/QĐ- BHXH ngày 18/10/2016. BHXH Thành phố có một số nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng liên quan tới chức năng thanh tra về đóng BHXH như sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra được quy định của Nghị định số 21/2016/NĐ-CP.

2. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền trình Tổng Giám đốc phê duyệt.

3. Quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh.

4. Ký ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra và xử lý các kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.

5. Chỉ đạo, theo dõi hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra; giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra.

6. Giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.

7. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)