8. Kết cấu của đề tài
1.3. Đối tượng thanhtra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT nói chung đều có thể trở thành đối tượng thanh tra. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Luật BHXH năm 2014; Khoản 3, Điều 44, Luật Việc làm năm 2013 và Khoản 4, Điều 2, Luật BHYT năm 2008, các cơ quan, đơn vị, tổ chức này bao gồm [27, 28, 29]:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Căn cứ vào nguồn đóng các bảo hiểm bắt buộc là từ ngân sách nhà nước hay nguồn thu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối tượng trên, cơ quan BHXH thường phân chia đối tượng thanh tra thành hai nhóm sau để thuận tiện trong công tác quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT:
- Nhóm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp;
- Nhón các doanh nghiệp, hộ kinh doanh (bao gồm cả các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam);
Các nhóm đơn vị sử dụng lao động trên trên trong quá trình hoạt động đều sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp thậm chí sử dụng số lượng rất lớn người lao động. Họ là đối tượng cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH mà cơ quan BHXH hướng tới trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong các nhóm đối tượng đã nêu, nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh có tỷ lệ vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT cao hơn hẳn nhóm còn lại. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc đây là nhóm đối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT từ quỹ tiền của đơn vị sử dụng lao động, mà số tiền này phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh hoặc nhận thức của đơn vị sử dụng lao động. Còn nhóm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp là nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả lương, trích đóng BHXH, BHTN, BHYT, việc chấp hành các quy định pháp luật tương đối đúng quy định do đó rất ít xảy ra hành vi vi phạm hoặc sai sót trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT.
Trong nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ lệ vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước, được xác định là đối tượng thanh tra trọng tâm khi cơ quan BHXH lập kế hoạch thanh tra vì các nhóm doanh nghiệp này có những đặc điểm đặc thù sau:
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ doanh nghiệp là người quyết định toàn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có việc chấp hành và tổ chức thực hiện việc đóng BHXH, BHTN, BHYT. Chủ doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp này đặt lợi nhuận làm động lực cơ bản trong toàn bộ quá trình tồn tại, phát triển của mình. Trong khi đó, ngoài mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các chức năng khác như điều tiết thị trường, cung ứng dịch vụ công ích và các dịch vụ khác mà nhà nước độc quyền…
Thứ hai, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lượng đối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT rất lớn. Số lượng người lao động ở hai loại hình doanh nghiệp này cũng trở thành sức ép đối với chủ doanh nghiệp trong việc cân đối thu - chi, tối đa hóa lợi nhuận.
Thứ ba, nhận thức về pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và ý thức chấp hành của đại bộ phận chủ doanh nghiệp (phần lớn ở các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ) còn hạn chế so với doanh nghiệp nhà nước, nên tỷ lệ vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ lớn hơn.
Thứ tư, riêng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, loại hình doanh nghiệp này thường có quy mô lớn, trình độ quản lý thường cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp còn lại, tiềm ẩn nguy cơ cao trong lợi dụng kẽ hở của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT để thực hiện hành vi trốn đóng, đóng không đúng mức BHXH, BHTN, BHYT nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tỷ lệ vi phạm ở loại hình doanh nghiệp này có thể ít hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng mức độ, quy mô, sự tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm thường lớn hơn.