8. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Thực trạng về chủ thể thanhtra
Trong giai đoạn từ trước năm 2015, hệ thống BHXH Thành phố chủ yếu tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm tra phối hợp và cử cộng tác viên tham dự cùng các đoàn thanh tra thực hiện pháp luật lao động và pháp luật BHXH do Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố chủ
trì và thanh tra việc thực hiện pháp luật BHYT do Thanh tra Sở Y tế chủ trì và các cơ quan khác trên địa bàn Thành phố khi có yêu cầu phối hợp.
BHXH Thành phố bắt đầu chủ trì, tổ chức thí điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn Thành phố từ tháng 10/2016. Tính đến hết tháng 12/2019, cơ quan BHXH Thành phố có 50 công chức, viên chức đã được cử học lớp thanh tra viên và thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN và đã có 16 công chức, viên chức thuộc BHXH Thành phố được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Bảng 2.1: Đội ngũ thực hiện chức năng thanh tra của BHXH Thành phố
Số lượng Trình độ
chuyên môn Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra Công chức Viên chức Đại học Sau đại học Ban Giám đốc 2 1 1 2
Phòng Thanh tra – Kiểm tra 12 10 2 12
Phòng Quản lý thu 2 2 2
Nguồn: BHXH Thành phố.
Trên đây là bảng tổng hợp về cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức thuộc BHXH Thành phố được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung, cơ quan BHXH đã quan tâm bố trí, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT; có 16/16 công chức, viên chức có trình độ từ đại học trở lên và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
Theo quy định của BHXH Việt Nam, tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra của BHXH tỉnh là lãnh đạo BHXH tỉnh hoặc Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thanh tra – kiểm tra và có chứng chỉ hoàn thành lớp bồi dưỡng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, với đặc thù của Thành phố là địa bàn tập trung số lượng đơn vị sử dụng lao động lớn nhất trong cả nước, tình hình nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT của các đối tượng thanh tra cũng đặc biệt phức tạp so với các địa phương khác, khiến cơ quan BHXH Thành phố phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra chuyên ngành trong cùng một thời điểm. Vì vậy, để đảm bảo nhân sự tiến hành thanh tra, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2601/QĐ-BHXH ngày 06/12/2016 quy định về việc bổ sung Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra. Cụ thể, tại cơ quan BHXH Thành phố, các chức danh như Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Quản lý thu, Khai thác và Thu nợ được đảm nhiệm vị trí Trưởng đoàn thanh tra (sau khi được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành lớp bồi dưỡng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH).
Trong quá trình tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra còn trưng tập viên chức thuộc các phòng nghiệp vụ và viên chức thuộc cơ quan BHXH quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH) phụ trách quản lý thu của đối tượng thanh tra tham gia đoàn để đảm bảo việc nắm bắt cụ thể tình hình đóng BHXH, BHTN, BHYT của đối tượng thanh tra, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của Đoàn thanh tra.