7. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Một số nội dung liên quan về khu công nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp
Các khu công nghiệp đã bắt đầu hình thành từ thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khu công nghiệp.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, khu công nghiệp đơn giản là một khoảng đất rộng, chia làm nhiều lô, trên đó xây dựng cơ sở hạ tầng, các xí nghiệp có thể thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng các vị trí liền kề nhau. [29, tr.39]
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc, KCN là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp xây dựng trên một vùng có thuận lợi về các yếu tố địa lý, tự nhiên, kết cấu hạ tầng, xã hội… để thu hút đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. [29, tr.40]
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái
- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp
- Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Luận văn sử dụng khái niệm khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế.
1.1.2.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp
- Các khu công nghiệp thường được xây dựng ở những vị trí địa lý thuận lợi, gần các đường giao thông, cảng biển, sân bay, thuận tiện giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn. Các KCN cũng đòi hỏi diện tích khá lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp xây dựng các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng thích hợp. Việc xây dựng các KCN phải theo quy hoạch hợp lý với các khu đất dành cho các mục đích khác.
- Các doanh nghiệp trong KCN thường được hưởng các quy định riêng của nhà nước và chính quyền địa phương. Các quy định này thể hiện sự quan tâm, ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
- Các khu công nghiệp được hình thành với những điều kiện địa lý, mặt bằng, giao thông… thuận lợi, với những ưu đãi về giá thuê đất, về các chính sách linh hoạt và thủ tục hành chính đơn giản tạo điều kiện để các chủ đầu tư giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất và chi phí hành chính khác.
- Trong khu công nghiệp, có hạ tầng sản xuất thống nhất với mạng lưới hạ tầng ngoài khu, những công trình công ích như viễn thông, xử lý chất thải, phố xá, cảnh quan, đôi khi có cả những công trình giải trí và chăm sóc trẻ em. Các KCN thường có nhu cầu sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, và cũng thải ra lượng chất thải khổng lồ, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp, đạt tiêu chuẩn theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Các khu công nghiệp chịu sự quản lý của Chính phủ về quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm soát, có trình độ tổ chức cao và phương thức quản lý tiên tiến. Các KCN thường có ban quản lý riêng nhằm nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng và những quy định bắt buộc, phê duyệt và tiếp nhận những dự án mới, cung cấp các chính sách và xúc tiến đầu tư.
- Các khu công nghiệp thường có mục đích, chức năng xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể nơi KCN đó hình thành và phát triển.
- Các khu công nghiệp có tính tập trung và tính hội nhập quốc tế cao, bao gồm nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề, thu hút đầu tư lớn ở trong và ngoài nước, tập trung nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ công nghiệp, đủ khả năng thực hiện các dự án lớn, khối lượng sản phẩm lớn, có năng lực sản xuất lớn, ứng dụng nhiều công nghệ đặc biệt là các công nghệ cao, tạo nhiều sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có sức cạnh tranh lớn.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp công nghiệp
1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Luận văn này tiếp cận khái niệm Quản lý nhà nước dưới góc độ này.
Quản lý nhà nước có các đặc trưng sau:
- Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, “tổ chức” được hiểu như là
giữa cá nhân và tập thể, để thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tổ chức là một chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước, không có tổ chức thì không thể quản lý. Vấn đề đặt ra là nhà nước phải tổ chức như thế nào để mọi công dân đều có thể đóng góp tích cực và chủ động khả năng của mình cho đất nước.
- Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh, điều chỉnh là sự quy định của Nhà nước thể hiện bằng pháp luật và các quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp… nhằm tạo ra sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.
- Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước, tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Do đó, Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống; phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
Một trong những tác động gây hậu quả nghiêm trọng nhất của con người đối với cân bằng hệ sinh thái, phá vỡ các quá trình, chu trình của tự nhiên do phát thải ra môi trường các chất thải độc hại trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy được mở rộng và phát triển nhanh chóng, dân số ngày càng gia tăng, một mặt tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải rắn trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Các chất thải này thường là các chất thải khó phân hủy và thường ở dạng hóa chất tổng hợp nên rất khó
phân hủy trong tự nhiên, đó là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân chính có thể gây nảy sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng. Do đó, Nhà nước cần phải kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các chất thải rắn nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, ba mục tiêu phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường cần phải đạt được trong thực tiễn quản lý. Hoạt động phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan và có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Quá coi trọng vấn đề kinh tế thì đất nước sẽ phải gánh chịu các hệ quả về môi trường; ngược lại quá coi trọng vấn đề môi trường và buộc các doanh nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí khắt khe thì kinh tế cũng khó phát triển được. Nếu quản lý nhà nước có giải pháp phù hợp thì cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, môi trường vẫn được bảo đảm và ngược lại. Do đó, quản lý nhà nước về môi trường nói chung đạt hiệu quả sẽ góp phần đưa đất nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường.
Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra tự nhiên một lượng rác thải khổng lồ có thể gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành chất thải. Chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân. Do đó, nhà nước phải thực hiện quản lý chất thải rắn công nghiệp nhằm mục tiêu khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn công nghiệp từ những hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp.
1.2.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
- Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp được xây dựng, theo đó chất thải rắn công nghiệp được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận thức của cộng đồng về quản lý chất thải rắn công nghiệp được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp được thiết lập.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng, ban hành các chính sách và phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả vấn đề chất thải rắn công nghiệp.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
1.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014:
“Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ
thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững”.
Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường; Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản: Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; Phân vùng môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; Quản lý chất thải; Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; Các bản đồ quy hoạch; Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, quản lý chất thải rắn công nghiệp là một trong những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường.
Ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu rõ quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi
nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn. Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo