Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn

thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong các khu công nghiệp ven biển thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan tiến hành theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm 2019, thực hiện Kế hoạch số 292/KH-KKT ngày 22/3/2019 về công tác kiểm tra các doanh nghiệp năm 2019, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đầu tư, hoạt động của 07 doanh nghiệp, trong đó bao gồm lĩnh vực môi trường. Qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong năm 2019, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh đã có làm việc, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường với một số đơn vị tại các Khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh, gồm: Nhà máy may công nghiệp Cam Liên của Công ty CP dệt may Huế, CN Quảng Bình; Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Bình. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt. Đã xây dựng các hạng mục công trình xử lý môi trường để thu gom và xử lý chất thải phát sinh, bố trí cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc môi trường định kỳ và chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Đối với những tồn tại, hạn chế, Ban Quản lý Khu kinh tế đã có văn bản hướng dẫn, đôn đốc khắc phục.

Ngoài ra, hàng năm, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với các Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ trong năm đối với các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Việc kiểm tra được thực hiện kiểm tra tổng thể theo các quy định của Pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung vào việc kiểm tra công tác quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở trong các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 01năm một lần đối với 01 cơ sở, kiểm tra đột xuất khi các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo kiến nghị của nhân dân.

2.4. Đánh giá về kết quả quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

2.4.1. Những kết quả đạt được

Thời gian qua, công tác QLNN về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được khá nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững. Có thể tổng kết những kết quả nổi bật trong công tác QLNN về CTRCN tại các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

- Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn: UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tại Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2013, điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2018 làm cơ sở giao trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị liên quan.

- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển: UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản

lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN nói chung, quản lý CTRCN nói riêng giữa BQL KKT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố nơi có KCN.

- Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: Sở Tài nguyên

và Môi trường có Chi cục Bảo vệ môi trường trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng. BQL KKT tỉnh Quảng Bình đã có phòng chuyên môn về quản lý môi trường là Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường với số lượng cán bộ hiện có là 03 người, trình độ chuyên môn thạc sỹ.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển đã được UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện, kịp thời phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật về BVMT, quản lý CTRCN tại các KCN; nhận thức về công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các KCN ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp đã chú trọng, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các điều khoản cam kết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết BVMT được phê duyệt.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển đã được chú trọng: Hàng năm, Ban Quản lý KKT Quảng Bình đã chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra về công tác BVMT của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra do

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trong các KCN ven biển. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra cho thấy nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt. Đã xây dựng các hạng mục công trình xử lý môi trường để thu gom và xử lý chất thải phát sinh, bố trí cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc môi trường định kỳ và chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Không có trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế

- Theo Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Quảng Bình thì công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được giao thống nhất cho một cơ quan, mà được phân công cho nhiều sở, ngành cùng tham gia quản lý, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ... Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển chủ yếu do Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh là hai đơn vị đảm nhiệm thực hiện. Như vậy, rõ ràng có sự chồng chéo giữa văn bản quản lý và thực trạng triển khai thực hiện.

- Chế tài xử lý vi phạm trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp chưa được quy định rõ ràng. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa quy định trách nhiệm cho Ban Quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do đó, phần nào hạn chế

hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, KKT. Mặt khác, trong trường hợp, BQL KKT tỉnh Quảng Bình thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ môi trường KCN theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện nay, pháp luật dường như đang bỏ ngỏ vấn đề này.

- Về công tác thanh, kiểm tra, do lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả cũng chưa đạt như mong muốn. Mặc dù hàng năm, các cơ quản quản lý về bảo vệ môi trường đều tổ chức thanh, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, nhưng không nhiều vi phạm lớn liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp bị phát hiện. Bên cạnh đó, hiện nay, công tác thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp thực hiện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra chỉ được thực hiện theo Kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Kế hoạch, thời gian, nội dung được thông báo rõ ràng cho đơn vị được kiểm tra. Mặc dù quy định như trên có ưu điểm là đảm bảo tính công khai minh bạch, giúp đối tượng được thanh tra, kiểm tra chủ động bố trí thời gian làm việc nhưng lại có hạn chế là do nắm được lịch thanh tra, kiểm tra cụ thể, các doanh nghiệp sẽ có hành vi đối phó như dừng hoạt động hoặc hoạt động giảm công suất đúng vào thời điểm thanh tra theo kế hoạch, do đó kết quả thanh tra, kiểm tra không thu được kết quả theo yêu cầu.

- Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay vẫn còn thiếu cơ bản, chưa được quan

tâm đầu tư, chưa có đơn vị đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xảy ra do tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão, lũ…, đặc biệt với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu hiện nay; tuy nhiên chưa khu công nghiệp ven biển nào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu.

- Các chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN chưa được phân loại triệt để tại nguồn; do đó các chất thải rắn công nghiệp nguy hại còn có khả năng lẫn với các chất thải rắn công nghiệp thông thường, bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu phát sinh chưa được áp dụng mạnh mẽ.

- Thực tế, mộtphần lớn chất thải rắn công nghiệp thông thường được các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN bán lại cho đơn vị thu mua tái chế. Tuy nhiên, hiện trạng hoạt động tái chế CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, phi chính thức ở các làng nghề, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan BVMT địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Nhà nước chưa có quy định về sử dụng công nghệ rõ ràng, chưa có chỉ tiêu và tiêu chuẩn lựa chọn thiết bị, công nghệ xử lý phù hợp.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTRCN còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về CTRCN vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CTRCN vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý CTRCN chưa đủ sức răn đe.

- Ðầu tư cho công tác quản CTRCN còn hạn chế, chưa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. Công tác xã hội hóa hiện còn yếu do thiếu các quy định phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư. Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh tương đối nghèo của cả nước, nguồn thu ngân sách chưa cao, việc phát triển khu công nghiệp tương đối chậm và chưa được đầu tư đúng mức.

- Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRCN tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTRCN hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn chưa có đơn vị đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Do đó, gây khó khăn trong việc xử lý chất thải rắn công nghiệp theo quy định.

- Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp, chương 2trình bày thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với các nội dung chính sau:

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình: vị trí địa lý; địa hình địa mạo; khí hậu; đặc điểm các nguồn tài nguyên; tốc độ tăng trưởng kinh tế; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; dịch vụ; dân số; lao động, việc làm, thu nhập và mức sống; thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn.

- Khái quát tình hình chung của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm có Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Khu công nghiệp Hòn La II, Khu công nghiệp Cam Liên, khái quát các đặc điểm về vị trí địa lý; cơ sở hạ tầng; các cơ sở đang hoạt động trong khu công nghiệp.

- Khái quát hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ven biển trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)