7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những tồn tại hạn chế
- Theo Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Quảng Bình thì công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được giao thống nhất cho một cơ quan, mà được phân công cho nhiều sở, ngành cùng tham gia quản lý, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ... Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển chủ yếu do Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh là hai đơn vị đảm nhiệm thực hiện. Như vậy, rõ ràng có sự chồng chéo giữa văn bản quản lý và thực trạng triển khai thực hiện.
- Chế tài xử lý vi phạm trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp chưa được quy định rõ ràng. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa quy định trách nhiệm cho Ban Quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do đó, phần nào hạn chế
hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, KKT. Mặt khác, trong trường hợp, BQL KKT tỉnh Quảng Bình thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ môi trường KCN theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện nay, pháp luật dường như đang bỏ ngỏ vấn đề này.
- Về công tác thanh, kiểm tra, do lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả cũng chưa đạt như mong muốn. Mặc dù hàng năm, các cơ quản quản lý về bảo vệ môi trường đều tổ chức thanh, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, nhưng không nhiều vi phạm lớn liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp bị phát hiện. Bên cạnh đó, hiện nay, công tác thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp thực hiện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra chỉ được thực hiện theo Kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp. Kế hoạch, thời gian, nội dung được thông báo rõ ràng cho đơn vị được kiểm tra. Mặc dù quy định như trên có ưu điểm là đảm bảo tính công khai minh bạch, giúp đối tượng được thanh tra, kiểm tra chủ động bố trí thời gian làm việc nhưng lại có hạn chế là do nắm được lịch thanh tra, kiểm tra cụ thể, các doanh nghiệp sẽ có hành vi đối phó như dừng hoạt động hoặc hoạt động giảm công suất đúng vào thời điểm thanh tra theo kế hoạch, do đó kết quả thanh tra, kiểm tra không thu được kết quả theo yêu cầu.
- Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay vẫn còn thiếu cơ bản, chưa được quan
tâm đầu tư, chưa có đơn vị đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xảy ra do tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão, lũ…, đặc biệt với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu hiện nay; tuy nhiên chưa khu công nghiệp ven biển nào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu.
- Các chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN chưa được phân loại triệt để tại nguồn; do đó các chất thải rắn công nghiệp nguy hại còn có khả năng lẫn với các chất thải rắn công nghiệp thông thường, bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu phát sinh chưa được áp dụng mạnh mẽ.
- Thực tế, mộtphần lớn chất thải rắn công nghiệp thông thường được các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN bán lại cho đơn vị thu mua tái chế. Tuy nhiên, hiện trạng hoạt động tái chế CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, phi chính thức ở các làng nghề, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan BVMT địa phương. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Nhà nước chưa có quy định về sử dụng công nghệ rõ ràng, chưa có chỉ tiêu và tiêu chuẩn lựa chọn thiết bị, công nghệ xử lý phù hợp.