Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

1.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch

Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014:

“Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ

thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững”.

Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường; Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.

Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản: Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; Phân vùng môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; Quản lý chất thải; Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; Các bản đồ quy hoạch; Nguồn lực thực hiện quy hoạch;

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, quản lý chất thải rắn công nghiệp là một trong những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường.

Ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu rõ quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi

nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn. Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên vùng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác.

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên tắc

“người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh

chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

1.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp

Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý chất thải rắn công nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng như sau:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về bảo vệ môi trường KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 31/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải rắn nguy hại;

- Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 3 tháng 9 năm 2015 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

- Quyết định số 849/QĐ-BTNMT ngày 08/4/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn.

Những văn bản trên đã tạo hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản khá đầy đủ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2019

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chất thải rắn công nghiệp trong cả nước.

Theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Ban hành hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong khu công

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Chính phủ UBND cấp tỉnh Bộ, ngành khác Ban Quản lý các KCN Phòng Quản lý môi trƣờng

nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Hướng dẫn việc tái sử dụng chất thải, phế liệu và năng lượng dư thừa trong khu công nghiệp sinh thái thuộc quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn ở địa phương.

Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các yêu cầu sau: Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường; Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; có thiết bị đo lưu lượng nước thải; Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

1.2.2.4. Đầu tư nguồn lực cho quản lý chất thải rắn công nghiệp

Theo nghĩa hẹp, nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp nhằm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường đặt ra. Theo nghĩa rộng, nguồn lực không chỉ gồm nguồn nhân lực, vật lực mà còn cả công nghệ, kỹ thuật, quy trình, năng lực quản lý cũng như thông tin cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp. Nguồn lực tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp được hiểu là toàn bộ nguồn tiền được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật quản lý chất thải rắn công nghiệp chính là đầu tư nguồn vật lực như khu vực lưu giữ chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn công nghiệp... Hạ tầng kỹ thuật phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.

1.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về chất thải rắn công nghiệp

- Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra trong QLNN về chất thải rắn công nghiệp: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về quản lý chất thải rắn công nghiệp theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

- Xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về công tác thu gonm, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi

trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi có khu công nghiệp

Tại những địa phương có trình độ kinh tế - xã hội phát triển thấp, lao động vừa thiếu vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc hạn chế... việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư vào KCN nói riêng sẽ vấp phải khó khăn. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp tại những khu công nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiếu nguồn lực (cả nhân lực và vật lực). Do đó, muốn quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả ở những khu công nghiệp này, Nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ nhiều mặt để thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng.

1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên, thiên tai, biến đổi khí hậu

Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ít xảy ra thì công tác QLNN về môi trường nói chung và chất thải rắn công nghiệp đối với KCN trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chính sách dễ dàng được triển khai thực hiện và ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của những hiện tượng thời tiết cực đoan, cũng như ít rủi ro môi trường xảy ra hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão, lũ… do ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng thì công tác QLNN nói chung và QLNN về

chất thải rắn công nghiệp nói riêng sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho công tác BVMT KCN, trong khi đó KCN vẫn có thể vận hành kém hiệu quả, đặt ra nhiều thách thức cho công tác QLNN.

1.3.1.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đã và đang trong tiến trình hội nhập sâu vào khu vực và nền kinh tế toàn cầu, mức độ ảnh hưởng do các yếu tố từ bên ngoài tác động đến nền kinh tế trong nước và QLNN về kinh tế càng lan tỏa nhanh chóng. Tất cả các quá trình hội nhập mà Việt Nam đang theo đuổi đều yêu cầu bắt buộc các quốc gia thành viên phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, phải đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, phải công khai và minh bạch về chính sách, phải ngày càng thuận lợi hóa về thủ tục chính sách, chuyển đổi công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường … Việc đáp ứng các yêu cầu này sẽ tác động rất lớn, thay đổi đáng kể hoạt động QLNN nói chung và QLNN về môi trường đối với các KCN nói riêng. Xu thế hội nhập thúc đẩy việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tăng vốn đầu tư cho các hoạt động BVMT nói chung và các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR công nghiệp nói riêng. Cũng từ yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng thông qua việc củng cố và tăng cường diễn đàn đối thoại chính sách tài nguyên và môi trường của quốc tế; tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin về môi trường giữa các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, các tổ chức, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)