Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 93)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTRCN còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về CTRCN vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CTRCN vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý CTRCN chưa đủ sức răn đe.

- Ðầu tư cho công tác quản CTRCN còn hạn chế, chưa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. Công tác xã hội hóa hiện còn yếu do thiếu các quy định phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư. Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh tương đối nghèo của cả nước, nguồn thu ngân sách chưa cao, việc phát triển khu công nghiệp tương đối chậm và chưa được đầu tư đúng mức.

- Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRCN tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTRCN hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn chưa có đơn vị đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Do đó, gây khó khăn trong việc xử lý chất thải rắn công nghiệp theo quy định.

- Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp, chương 2trình bày thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với các nội dung chính sau:

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình: vị trí địa lý; địa hình địa mạo; khí hậu; đặc điểm các nguồn tài nguyên; tốc độ tăng trưởng kinh tế; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; dịch vụ; dân số; lao động, việc làm, thu nhập và mức sống; thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn.

- Khái quát tình hình chung của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm có Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Khu công nghiệp Hòn La II, Khu công nghiệp Cam Liên, khái quát các đặc điểm về vị trí địa lý; cơ sở hạ tầng; các cơ sở đang hoạt động trong khu công nghiệp.

- Khái quát hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm có tổng diện tích đất, mặt nước, cây xanh; tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường không khí, đất, nước; quy mô, tính chất của các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bằng công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng; qua đó, đề xuất kiến nghị quản lý rủi ro môi trường của từng khu công nghiệp ven biển theo đặc điểm của từng khu công nghiệp.

- Phân tích tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình: Thực trạng xây

dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn; Thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp;Hiện trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển; Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn công nghiệp; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

- Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân xảy ra những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những nguyên nhân trên cần được khắc phục thông qua các đề xuất. Đây sẽ là nội dung được đề cập trong chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Định hƣớng và mục tiêu quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Định hướng

Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, Quảng Bình trong tương lai sẽ ngày càng có có nhiều KCN, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cũng sẽ tăng cao, chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói chung, quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp nói riêng cần được chú trọng, quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo. Mục tiêu của tỉnh Quảng Bình là phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững và Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.

Cụ thể, tại Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn đã nêu rõ định hướng của công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm những nội dung chính sau:

- Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam và địa phương.

- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm giảm thiểu tác động môi trường, giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

- Quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

- Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn. Trong đó ưu tiên khai thác nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân để giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Quản lý chất thải rắn phải tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô

nhiễm phải trả tiền”. Theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô

nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm chi trả kinh phí để xử lý.

3.1.2. Mục tiêu

Theo Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn; mục tiêu của công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm những nội dung chính sau:

Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

- Xây dựng hệ thống quản lý CTR hiện đại, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp.

- Thiết lập cơ sơ pháp lý để quản lý, xây dựng các khu xử lý CTR theo quy hoạch và triển khai lập quy hoạch chi tiết các cơ sở xử lý CTR đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, đặc biệt là CTR nguy hại.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp CTR.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được các phương thức phân loại CTR tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn, trong đó xác định được các phương thức thu gom, xác định được vị trí các trạm trung chuyển CTR liên khu vực.

- Tính toán quy mô và phân bố hợp lý các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ các đô thị, Khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn. Đồng thời lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Về chất thải rắn nguy hại:

+ 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ 100% các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải thiết lập và công bố các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật.

- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Giữ vững các mục tiêu đã đạt yêu cầu,

điều chỉnh một số các chỉ tiêu như sau: - Về chất thải rắn nguy hại:

100% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường;

+ 90% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Như vậy, với những định hướng và mục tiêu đã được nêu ở trên, các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Bình cần các giải pháp thiết thực và hiệu quả để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý chất thải rắn thải rắn

Theo quy định tại Luật Quy hoạch 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, “Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn”.

Một trong những nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh là Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện. Như vậy, theo Luật Quy hoạch 2017 từ 01/01/2019 quy hoạch quản lý chất thải rắn sẽ được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.

Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Bình đang lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh thì cần thiết phải điều tra, nghiên cứu hiện trạng, đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, xây dựng phương án phát triển các khu xử lý chất thải, tích hợp quy hoạch quản lý chất thải rắn vào Quy hoạch tỉnh. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm thực hiện cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Quy hoạch. Phân công rõ đơn vị chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp.

3.2.2. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Việc hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển là thực sự cần thiết. Trên cơ sở phân tích những bất cập trong thực trạng chính sách hiện nay, một số giải pháp về tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển có thể đề cập đến như sau:

- Xây dựng, ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

- Xây dựng, hoàn thiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp để thu hút các các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp theo hướng phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)