Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công

bao gồm nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề, thu hút đầu tư lớn ở trong và ngoài nước, tập trung nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ công nghiệp, đủ khả năng thực hiện các dự án lớn, khối lượng sản phẩm lớn, có năng lực sản xuất lớn, ứng dụng nhiều công nghệ đặc biệt là các công nghệ cao, tạo nhiều sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có sức cạnh tranh lớn.

1.2. Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp công nghiệp

1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra.

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Luận văn này tiếp cận khái niệm Quản lý nhà nước dưới góc độ này.

Quản lý nhà nước có các đặc trưng sau:

- Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, “tổ chức” được hiểu như là

giữa cá nhân và tập thể, để thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tổ chức là một chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước, không có tổ chức thì không thể quản lý. Vấn đề đặt ra là nhà nước phải tổ chức như thế nào để mọi công dân đều có thể đóng góp tích cực và chủ động khả năng của mình cho đất nước.

- Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh, điều chỉnh là sự quy định của Nhà nước thể hiện bằng pháp luật và các quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp… nhằm tạo ra sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.

- Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước, tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Do đó, Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống; phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1.2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

Một trong những tác động gây hậu quả nghiêm trọng nhất của con người đối với cân bằng hệ sinh thái, phá vỡ các quá trình, chu trình của tự nhiên do phát thải ra môi trường các chất thải độc hại trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy được mở rộng và phát triển nhanh chóng, dân số ngày càng gia tăng, một mặt tích cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải rắn trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Các chất thải này thường là các chất thải khó phân hủy và thường ở dạng hóa chất tổng hợp nên rất khó

phân hủy trong tự nhiên, đó là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân chính có thể gây nảy sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng. Do đó, Nhà nước cần phải kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các chất thải rắn nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, ba mục tiêu phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường cần phải đạt được trong thực tiễn quản lý. Hoạt động phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan và có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Quá coi trọng vấn đề kinh tế thì đất nước sẽ phải gánh chịu các hệ quả về môi trường; ngược lại quá coi trọng vấn đề môi trường và buộc các doanh nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí khắt khe thì kinh tế cũng khó phát triển được. Nếu quản lý nhà nước có giải pháp phù hợp thì cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, môi trường vẫn được bảo đảm và ngược lại. Do đó, quản lý nhà nước về môi trường nói chung đạt hiệu quả sẽ góp phần đưa đất nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường.

Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra tự nhiên một lượng rác thải khổng lồ có thể gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành chất thải. Chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân. Do đó, nhà nước phải thực hiện quản lý chất thải rắn công nghiệp nhằm mục tiêu khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn công nghiệp từ những hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp.

1.2.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

- Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp được xây dựng, theo đó chất thải rắn công nghiệp được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Nhận thức của cộng đồng về quản lý chất thải rắn công nghiệp được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp được thiết lập.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng, ban hành các chính sách và phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả vấn đề chất thải rắn công nghiệp.

- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)