Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 43 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Pháp luật, chính sách

Pháp luật, chính sách là công cụ đắc lực đồng thời là phương tiện để Nhà nước thể hiện quyền lực của mình trong điều tiết và quản lý kinh tế - xã hội.

Chỉ có hệ thống pháp luật, chính sách chặt chẽ, minh bạch mới có thể thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả, phát huy được hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Việc ban hành các quy định một cách cụ thể, chính xác, hợp lý và khoa học góp phần không nhỏ vào việc quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật tác động trực tiếp đến hệ thống các quy định của từng địa phương. Từng địa phương cần cụ thể hóa văn bản pháp luật của Trung ương vào điều kiện thực tiễn địa phương để đảm bảo thực thi các chính sách quản lý về chất thải rắn công nghiệp đạt hiệu quả cao.

1.3.2.2. Tổ chức bộ máy

Quản lý xuất hiện từ nhu cầu hoạt động chung của tổ chức và chính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý. Để quản lý, chủ thể quản lý cần thiết lập hệ thống tổ chức với đội ngũ con người tương ứng. Tổ chức ở góc độ này là sự thiết lập các cơ cấu với nhiệm vụ xác định và quy định mối quan hệ giữa các bộ phận trong các cơ cấu ấy để sự hoạt động của toàn thể cơ cấu đem lại hiệu quả và đạt được mục tiêu đã định. Cụ thể, đó là việc thiết lập các bộ phận, đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, bộ phận và cá nhân trong bộ phận đó; quy định mối quan hệ dọc ngang giữa các bộ phận nhằm hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Vì vậy, có thể nói quản lý mà không có tổ chức thì không thể quản lý được. Do đó, cần lựa chọn và xây dựng cơ cấu tổ chức khoa học gọn nhẹ để đảm bảo cho hoạt động quản lý vận hành một cách trơn tru, cơ chế phối hợp sự liên kết chặt chẽ, giúp cho việc đạt mục tiêu nhanh chóng dễ dàng. Hoạt động quản lý trong tổ chức phải phù hợp với đặc điểm loại hình của tổ chức.

Nhân tố tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp hiện nay còn khá nhiều vấn đề phải xem xét, còn tồn tại một số khía cạnh mâu thuẫn và chồng chéo nhất định chưa đảm bảo cho hoạt động quản lý vận hành

trơn tru, liên kết chặt chẽ. Như vậy, nhân tố tổ chức bộ máy tác động trực tiếp đến quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp.

1.3.2.3. Trình độ năng lực, phẩm chất, đạo đức của nguồn nhân lực quản lý

Hoạt động quản lý là sản phẩm của con người. Quản lý ra đời dựa trên nhu cầu hợp tác giữa các cá nhân. Vì vậy, yếu tố con người chi phối mạnh mẽ đến hành động quản lý. Con người vừa là yếu tố cấu thành nên quản lý đồng thời là một yếu tố chi phối mạnh mẽ đến hoạt động quản lý. Con người chính là nhân tố quyến định sự thành công hay thất bại của hoạt động quản lý. Con người cũng tồn tại với tư cách là một nguồn lực trong hoạt động quản lý. Nó sẽ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hoạt động quản lý. Trong yếu tố con người thì năng lực, phẩm chất, đạo đức, chất lượng và số lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài đến hoạt động quản lý.

Trình độ năng lực, phẩm chất và số lượng cán bộ quản lý về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng có tác động lớn đến kết quả quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp; đóng vai trò quyết định trong việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp.

1.3.2.4. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động quản lý nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng. Chỉ khi có nguồn lực tài chính hợp lý đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết thì công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp mới đạt hiệu quả thực sự đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra. Tuy nhiên, trong thực tế, việc đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp còn hạn hẹp, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý CTRCN chưa đáp

ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra; kinh phí cho công tác thu gom, xử lý CTRCN còn thấp; công tác đầu tư, tái đầu tư chưa được chú trọng.

Mặt khác, nguồn ngân sách của địa phương, doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT nói chung, xử lý chất thải rắn công nghiệp ở cấp cơ sở còn ít. Để đảm bảo tính bền vững trong công tác BVMT, hiệu quả trong quản lý chất thải rắn công nghiệp cần có sự vào cuộc, sự đầu tư mạnh mẽ của không chỉ của ngân sách nhà nước mà của các doanh nghiệp.

1.3.2.5. Nhận thức của doanh nghiệp

Trình độ nhận thức của các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các KCN. Nếu nhận thức của doanh nghiệp về BVMT nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng được sâu sắc nó sẽ chi phối hành vi chi tiền đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép. Hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, CTRCN sẽ được hạn chế. Thái độ chấp hành pháp luật về BVMT, CTRCN và ủng hộ các nhà quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường nói chung, CTRCN nói riêng sẽ giúp các nhà quản lý gặp nhiều thuận lợi trong công tác quản lý và ngược lại.

1.4. Những bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn công nghiệp

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

1.4.1.1. Khu công nghiệp Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình

Công ty TNHH Khai Phát Đài Tín được thành lập ngày 30/12/2002 là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình. Công ty TNHH Khai Phát Đài Tín ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình để thu gom xử lý rác thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp theo quy định. Một số doanh nghiệp có chất thải rắn công nghiệp đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế hoặc chuyển giao

cho các đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn khác. Đối với chất thải nguy hại, các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tại KCN Phúc Khánh không có tình trạng gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

1.4.1.2. Khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang

Khu công nghiệp Đình Trám được xây dựng tại xã Hồng Thái và xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích 127 ha. Hiện tại, Khu Công nghiệp Đình Trám không có khu trung chuyển, tập kết chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN tự liên hệ với các công ty môi trường để tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Riêng đối với cơ sở phát sinh CTNH phải có sổ đăng ký chủ nguồn CTNH. Hiện nay, tại KCN Đình Trám có 39 doanh nghiệp được cấp sổ đăng ký chủ nguồn CTNH. Định kỳ hàng năm (6 tháng 1 lần, trước ngày 30/6 và ngày 31/12) chủ nguồn CTNH phải báo cáo bằng văn bản về tình hình phát sinh thu gom, phân loại, xử lý, quản lý CTNH của đơn vị, với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh theo quy định.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 01 đơn vị (Công ty cổ phần tái chế, xử lý chất thải công nghiệp Hòa Bình tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng) được Tổng cục môi trường cấp phép hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH. Năm 2013, UBND tỉnh đã cấp phép vận chuyển CTNH cho Công ty môi trường xanh Phượng Hoàng. Hiện nay, các doanh nghiệp trong KCN thường hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH với các doanh nghiệp được cấp phép hành nghề trên địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa bố trí khu lưu giữ CTNH. Những cơ sở vi phạm về quản lý CTNH được thanh tra, kiểm tra đã bị xử phạt vi phạm và nhắc nhở đơn vị khắc phục.

1.4.1.3. Khu kinh tế Vũng Áng

Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo quyết định số 72/2006/QĐ- TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh. Các ngành công nghiệp trọng tâm là: công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu… Trong đó, một trong những dự án lớn là dự án Nhà máy luyện thép của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh; tuy nhiên, từ khi dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động đã vi phạm nhiều lỗi và đã bị cơ quan có chức năng xử lý như xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây nên sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vào tháng 4/2016. Bên cạnh đó, liên quan đến chất thải rắn công nghiệp, đầu năm 2016, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh để chuyển giao xử lý khoảng 276 tấn chất thải công nghiệp độc hại trong khi Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh không đủ điều kiện và không được cơ quan chức năng cấp phép tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại. Số chất thải nguy hại này đã được Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh chôn lấp trái phép tại phần đất thuộc trang trại trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Tất cả các vi phạm nêu trên đã bị cơ quan chức năng xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

Từ sau sự cố môi trường biển và các vi phạm liên quan đến Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Tĩnh đã nhận thức nghiêm túc về công tác bảo vệ môi trường nói chung,

công tác quản lý chất thải công nghiệp nói riêng. Việc này thể hiện rõ thông qua hàng loạt văn bản về chủ trương, hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ môi trường, hoạt động quản lý chất thải công nghiệp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường hơn hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm các vi phạm; thực hiện kiểm soát và hạn chế nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn có khả năng rủi ro gây ra sự cố môi trường; đồng thời, chú trọng lựa chọn công nghệ tốt để giảm thiểu tác động môi trường. UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp. Nhờ đó, hiện nay nhìn chung, khối lượng chất thải nguy hại cơ bản được các chủ nguồn thải phân loại, lưu giữ, hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam, vấn đề quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển tỉnh Quảng Bình rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cần vận dụng một cách triệt để, kiên quyết xử phạt nghiêm khắc các vi

phạm môi trường, truy tố hình sự với các chủ doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại nói riêng.

- Cần tổ chức các lớp tập huấn về quản lý rủi ro và giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại chất thải rắn cho từng cán bộ, công nhân và các doanh nghiệp kinh doanh thứ phát trong KCN. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn

cho mọi người về Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật bằng cách lồng ghép vào những nội quy chung ở nơi làm việc.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường với nguyên tắc “từ nôi đến mồ”. Nghiêm cấm việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ không đảm bảo chất lượng, không thân thiện với môi trường vào các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp ven biển tại tỉnh Quảng Bình

- Tiến hành rà soát, đánh giá, khoanh vùng các nguồn thải lớn, rủi ro gây ra sự cố môi trường và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từng nguồn thải (quan trắc, lấy mẫu tự độngđể giám sát). Tăng cường kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện các bất cập, vi phạm pháp luật về BVMT, cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường năng lực quan trắc, theo dõi, đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường, cảnh báo kịp thời các dấu hiệu bất thường để chủ động ứng phó, nhất là tại các vùng kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải lớn, khu vực môi trường nhạy cảm, khu vực ven biển dễ chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, cảnh báo về môi trường.

- Quán triệt quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn, các hàng rào kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc có hiệu quả, không để lọt các loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, các dự án đầu tư tiêu tốn tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vào các vùng, khu vực nhạy cảm về môi trường.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chương này, luận văn đã nghiên cứu, khái quát hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp. Trong đó, đã hệ thống hóa những khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến đề tài, gồm có: khái niệm về chất thải, chất thải rắn công nghiệp; phân tích nguồn gốc, phân loại, thành phần của chất thải rắn công nghiệp; ảnh hưởng của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội; khái niệm và đặc điểm các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp gồm có khái niệm, sự cần thiết, mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp; nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp; các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 43 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)