7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
3.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phân loại, tái chế, tái sử dụng,
sử dụng, xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chuyển giao, thẩm định các công nghệ xử lý cho các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải và cơ sở có những nghiên cứu nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy phân loại tại nguồn. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sinh thái công nghiệp, kiểm toán chất thải, vòng đời sản phẩm, ISO 14000… nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường với nguyên tắc “từ nôi đến mồ”. Nghiêm cấm việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ không đảm bảo chất lượng, không thân thiện với môi trường vào các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp ven biển tại tỉnh Quảng Bình.
- Tăng cường đầu tư hiện đại hóa, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, cải tiến trang thiết bị trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào; tránh thất thoát nguyên vật liệu; hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất.
- Từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải chính quy, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0; thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, loại bỏ dần các cơ sở tái chế lạc hậu.
- Đẩy mạnh nghiên cứu nguyên lý quản lý chất thải rắn công nghiệp theo quy trình quản lý hiện nay của các nước tiên tiến trên thế giới là việc quản lý tổng hợp CTRCN theo chu trình hoàn chỉnh: Phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.