tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như lên án và xử lý những hành vi vi phạm.
Tiếp tục xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đặc biệt là ở cấp phường. Tăng cường bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng, đồng thời có chính sách hỗ trợ thích hợp giúp cho đội ngũ này hoạt động ngày càng hiệu quả.
3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt rắn sinh hoạt
Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước áp làm căn cứ cụ thể để quản lý về chất thải rắn sinh hoạt. Trong Quy chế quản lý chất thải rắn đã có đầy đủ những nội dung về phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, trách nhiệm và quyền của chủ nguồn thải, trách nhiệm của đơn vị thu gom, vận chuyển. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế này chính là giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả.
Để tiếp tục tổ chức thực hiện được tốt cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, áp dụng, theo dõi, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo nội dung của Quy chế quản lý chất thải rắn. Các
cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung của Quy chế giúp cho các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nắm bắt được đầy đủ Quy chế để thực hiện. Trong công tác này cần phải thực hiện với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú trong đó việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng sẽ có hiệu quả tốt. Tiếp đó việc áp dụng Quy chế đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố cần có sự áp dụng quyết liệt, đầy đủ để tránh tình trạng có nơi áp dụng còn chưa đầy đủ. Các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế của các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để đảm bảo các đối tượng này nghiêm chỉnh thực hiện đúng. Nếu có phát hiện những vấn đề phát sinh thì kịp thời giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.
3.2.3. Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhân viên thực hiện công tác
Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị của thành phố Thủ Dầu Một. Do đó để thực hiện tốt cần phải kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, nhân viên thực hiện công tác.
Đối với việc quản lý ở cấp thành phố là Phòng Tài nguyên và Môi trường mà trực tiếp trong đó là Tổ Môi trường. Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là một lĩnh vực lớn nhất hiện nay trong quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Thủ Dầu Một. Trong Tổ Môi trường hiện nay nên có ít nhất một thành viên phụ trách riêng về chất thải rắn sinh hoạt, phối hợp với các thành viên khác trong tổ, có như vậy thì sẽ cải thiện hơn công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.
Đồng thời các nhân viên trong tổ cần thường xuyên trao đổi với cấp phường để nắm bắt tình hình kịp thời và hỗ trợ, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt. Khi UBND cấp phường có trình xin chủ trương trong việc ký thêm hợp đồng với nhân viên thực hiện công tác bảo vệ môi trường (trong đó có việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt) Phòng Tài nguyên và Môi trường cần xem xét về chuyên môn có phù hợp để có thể thực hiện công việc hay không. Nếu phù hợp về mặt chuyên môn thì tham mưu cho UBND thành phố thuận chủ trương cho UBND phường ký hợp đồng. Nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời để UBND các phường có thể kiếm nhân sự khác phù hợp với công tác này.
Đối với UBND cấp phường hiện nay đều có công chức phụ trách về môi trường và có thể hợp đồng thêm một nhân viên thực hiên công tác này. Do đó cần có sự phân công, phối hợp công tác giữa hai người trong việc quản lý nhà nước về môi trường trong đó đặc biệt quan tâm chú trọng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra cần có kiến nghị về việc mức lương đối với nhân viên hợp đồng cần phải nâng lên cho phù hợp vì với mức lương thấp như hiện nay chưa đáp ứng được so với nhu cầu cuộc sống sẽ dẫn đến việc không thu hút được nhân lực tại vị trí này hoặc có nhân viên sau khi ký hợp đồng một thời gian không tiếp tục thực hiện công tác nữa sẽ gây khó khăn về mặt nhân sự, mất thời gian để kiếm nhân sự mới phù hợp về chuyên môn và do đó cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
Về chuyên môn của đội ngũ nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt hiện nay còn một số ở chuyên ngành chưa sát với nhu cầu công việc nên đôi lúc việc thực hiện còn chưa theo kịp với chuyên môn trong công tác quản lý. Do đó UBND thành phố cần rà soát lại về chuyên môn của đội ngũ này, với những trường hợp chưa sát với chuyên môn thì có sự khuyến khích, động viên và tạo điều kiện, hỗ trợ cho những trường hợp
này đi học để hoàn thiện về trình độ chuyên môn cho phù hợp với công tác. Ngoài ra định kỳ hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố nên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về môi trường (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) để góp phần thực hiện tốt công tác.