Phòng Nội vụ tham mưu UBND thành phố chấp thuận để UBND các phường ký hợp đồng thêm với một nhân viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Đội ngũ nhân lực phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường của UBND 14 phường được đào tạo về trình độ chuyên môn ở các chuyên ngành như: quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường, luật.
2.1.4. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt rắn sinh hoạt
2.1.4.1. Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quyết định số 1359/QĐ- UBND ngày 01/6/2018 về Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An giai đoạn 2018 - 2019, giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND phường Hiệp An tổ chức triển khai thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố Thủ Dầu Một. Trong giai đoạn thí điểm, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt chia làm hai nhóm sau:
Chất thải thực phẩm và rác làm vườn (chất thải hữu cơ) là chất thải dễ phân hủy trong môi trường như: thức ăn thừa; rau, củ, quả; xác động thực vật; vỏ trứng, vỏ sò, bã trà, bã cà phê, xương cá, thịt; cành cây, lá cây,…được lưu trữ trong túi tự hủy, thùng (gắn nhãn bằng chữ in hoa “CHẤT THẢI THỰC PHẨM” ở trên nắp thùng và thân thùng) chứa chất thải rắn sinh hoạt màu xanh.
Chất thải còn lại bao gồm tất cả các thành phần chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt của con người như: vỏ lon; chai nhựa; giấy carton; thủy tinh;
cao su; gỗ vụn; quần áo cũ; vải vụn; giày dép cũ; tóc; tã; gốm sứ bể; tàn thuốc; gạch cát đá,… được lưu trữ trong túi tự hủy, thùng (gắn nhãn bằng chữ in hoa “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở trên nắp thùng và thân thùng) chứa chất thải rắn sinh hoạt màu cam.
Việc thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Hiệp An bao gồm công tác chuẩn bị, tiến hành triển khai và kiểm tra, giám sát.
* Công tác chuẩn bị:
Thứ nhất là thống kê các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: UBND phường Hiệp An tiến hành thống kê tất cả các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường
Thứ hai là tuyên truyền, phổ biến:
Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương, UBND phường Hiệp An tổ chức tập huấn, tuyên truyền tại UBND phường Hiệp An và đi tham quan thực tế quy trình tiếp nhận, xử lý chất thải trên Xí nghiệp xử lý chất thải chánh Phú Hòa cho các Trưởng, Phó Ban điều hành các khu phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, phát sổ tay, tờ rơi, túi, thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt cho toàn thể hộ gia đình, kinh doanh nhà trọ (dưới 10 phòng) trên địa bàn phường Hiệp An; tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ kinh doanh nhà trọ (trên 10 phòng), cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị dân lập, công lập trên toàn bộ địa bàn phường Hiệp An. Tổ chức treo băng rôn dọc trên các tuyến đường chính và đầu đường tuyến hẽm, đường ĐX trên địa bàn phường Hiệp An.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố tổ chức Lễ phát động ra quân thực hiện Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An nhằm nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, UBND phường Hiệp An đã chỉ đạo Đài Truyền thanh, cán bộ phường, tổ chức hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phát động toàn thể nhân dân trên địa bàn phường Hiệp An tích cực tham gia, thực hiện Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Thứ ba là mua sắm trang thiết bị:
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ với nhà thầu Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để mua sắm, trang bị túi tự huỷ, thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt cho các chủ nguồn thải trên địa bàn phường Hiệp An. Các đối tượng khác do UBND phường Hiệp An lên kế hoạch tổ chức vận động và ký cam kết tự trang bị thùng tương ứng để thực hiện Chương trình. Đồng thời, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức in ấn sách hướng dẫn với sổ tay, tờ rơi và băng rôn để phát cho chủ nguồn thải trên địa bàn phường.
Thứ tư là chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển:
UBND phường Hiệp An đã chỉ đạo Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trang bị hai loại xe lôi thu gom (xe thu gom chất thải thực phẩm có thùng xe được sơn màu xanh và ghi chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và xe thu gom chất thải còn lại có thùng xe được sơn màu vàng và ghi chữ “Xe thu gom chất thải còn lại” ) và nhân công (trong đó bao gồm nhân công thu gom, vận chuyển và nhân công phân loại thứ cấp tại điểm giao nhận).
Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương trang bị 02 xe ép chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng (01 xe thu gom chất thải thực phẩm có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và 01 xe thu gom chất thải còn lại có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải còn lại”).
Chương trình triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An, giai đoạn 2018 - 2019 được đồng loạt triển khai phân loại kể từ ngày 09/03/2019trên toàn địa bàn phường Hiệp An.
Về công tác thu gom, vận chuyển: quy định thời gian thải bỏ và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường hẻm, ĐX. Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phường Hiệp An thu gom và thực hiện trao tay với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương tại điểm đã thống nhất để vận chuyển lên Xí nghiệp xử lý chất thải Chánh Phú Hòa, trong đó có sự phân chia về thời gian và khu phố để tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại.
* Công tác kiểm tra, giám sát:
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ Giám sát với thành phần tham gia là nhân viên phòng, hàng ngày cử hai nhân viên tổ chức theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện phân loại và thường xuyên hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển của Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập. Đồng thời, Phòng đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ từng Tổ Tuyên truyền của phường Hiệp An để tuyên truyền, thông báo, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, chủ nguồn thải và phối hợp UBND phường Hiệp An thực hiện các nội dung như sau:
Đối với hộ dân: tổ chức hướng dẫn các Tổ Tuyên truyền do UBND phường Hiệp An thành lập và đề nghị UBND phường chỉ đạo Tổ Tuyên truyền trực tiếp đi đến từng hộ dân, chủ nguồn thải trên tất cả tuyến đường để thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, vận động (bao gồm tuyến đường chính, đường ĐX và các tuyến hẻm trên địa bàn phường) và thực hiện việc tuyên truyền liên tục.
Đối với hộ kinh doanh nhà trọ: tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng chủ nguồn thải kinh doanh nhà trọ không được hỗ trợ thùng chứa chất
thải rắn sinh hoạt nhằm đề nghị các chủ nguồn thải trang bị đầy đủ các thiết bị lưu chứa và hướng dẫn cụ thể đến từng phòng trọ để thực hiện đúng theo quy cách. Đến nay, số lượng đơn vị tự trang bị thùng chứa, thiết bị lưu chứa phù hợp đạt khoảng 90% hộ kinh doanh nhà trọ trên địa bàn phường. Hiện nay, Tổ Giám Sát vẫn tiếp tục phối hợp Tổ Tuyên truyền phường tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và đề nghị chủ nhà trọ còn lại thực hiện trang bị thiết bị lưu chứa và phân loại đúng theo quy định.
Đối với cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh: tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho tất cả các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn và đề nghị các cơ sở, công ty thực hiện nghiêm chỉnh Chương trình phân loại, bố trí các trang thiết bị và thực hiện phân loại tại đơn vị. Hiện nay, Tổ Tuyên truyền của phường Hiệp An đang tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện phân loại, trang bị các thiết bị thực hiện đối với các cơ sở.
Sơ đồ 3
Sơ đồ 1 [14, tr.7]
2.1.4.2. Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
* Tổ chức rà soát, lập danh sách thống kê số lượng các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để làm cơ sở quản lý. Hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có ba mô hình thu gom, vận chuyển như sau:
Chất thải thực phẩm Chất thải còn lại
Điểm tập kết
Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom
Tổ Giám sát
Xí nghiệp xử lý chất thải Chánh Phú Hòa
Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập
phường Hiệp An thu gom
Hộ gia đình, chợ, trường học, cơ sở y tế, phòng trọ và cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ...trên địa bàn phường Hiệp An
Tổ Tuyên truyền
Mô hình Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập do UBND phường thành lập và quản lý.
Mô hình tổ chức, cá nhân thu gom do UBND phường ký hợp đồng. Mô hình thu gom do UBND thành phố đặt hàng với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đối với các tuyến đường do thành phố quản lý.
Hiện nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính đạt 100% và các tuyến hẻm, đường ĐX đạt 99,77%.
* Quản lý các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Hiện nay trên địa bàn thành phố có một trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín, bốn điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, ba điểm giao nhận chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo hình thức trao tay. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập, đơn vị do UBND phường ký hợp đồng thu gom, vận chuyển về trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín Phú Hòa và Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương vận chuyển về Xí nghiệp xử lý chất thải để xử lý hợp vệ sinh.
* Quản lý về thiết bị lưu giữ và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Trên địa bàn thành phố có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính. Một số phường có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn từ sự hỗ trợ của thành phố; một số phường thì chất thải rắn sinh hoạt được các chủ nguồn thải lưu giữ trong thùng chứa tự trang bị, bao, túi...trước khi chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đi đến nơi xử lý.
Theo Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một thì phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo về mặt số lượng và kỹ thuật, trang thiết bị. Trên cơ sở đó Phòng Tài
nguyên và Môi trường đã làm việc và yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải có lộ trình tăng số lượng và chuyển đổi phương tiện cho phù hợp với Quy chế để chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
* Xoá bỏ các điểm tập kết, điểm giao nhận không hợp lý, đan xen trong khu dân cư và xử lý các điểm tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường
Hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện phương thức “chất thải rắn sinh hoạt trao tay” và đưa toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt về điểm tập kết, trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín Phú Hòa và Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương vận chuyển về Xí nghiệp xử lý chất thải để xử lý hợp vệ sinh, đảm bảo từng bước xoá bỏ các điểm giao nhận chất thải rắn sinh hoạt trong khu đô thị gây mất mỹ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp cùng UBND các phường thường xuyên theo dõi, giám sát các điểm giao nhận đã di dời, tránh trường hợp các điểm giao nhận phát sinh trở lại trong khu dân cư.
Đối với các điểm thường xuyên tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã có yêu cầu UBND các phường thường xuyên kiểm tra, phối hợp cùng đơn vị thu gom, vận chuyển có biện pháp để không tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt.
Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh (tủ, bàn, ghế, nệm…): Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương, UBND các phường xác định tần suất thu gom (định kỳ 02 ngày/tháng), địa điểm thải bỏ của từng phường và đề nghị UBND các phường thông báo cho người dân, chủ nguồn thải biết và thực hiện.